TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam, 69 tuổi
Triệu chứng lâm sàng
Yếu toàn thân và lơ mơ.
Thi thoảng bệnh nhân cũng xuất hiện hồi hộp trống ngực.
Bệnh sử
Thể trạng trung bình, khỏe mạnh cho đến 3 tháng trước, ông được chẩn đoán là có tăng huyết áp và được điều trị khởi đầu bằng lợi tiểu thiazide.
Tiền sử
Tăng huyết áp.
Khám lâm sàng
Tấn số tim 84 ck/phút, bình thường
HA: 136/88 mmHg.
JVP: Bình thường.
Tiếng tim: Bình thường.
Nghe tim: Không có gì bất thường.
Không phù ngoại vi.
Cận lâm sàng
CTM: Hb 14.7, B.CẦU 5.6, TC 168.
U&E: Na 136, K 2.8, Urea 4.6, Creatinine 76.
Chức năng tuyến giáp: Bình thường.
X-quang ngực kích thước tim bình thường, trường phổi rõ.
SA tim: Các van bình thường. Phì đại thất trái.
Câu hỏi:
1. ECG có hình ảnh gì?
2. Cơ chế?
3. Nguyên nhân?
4. Điều trị?
ĐÁP ÁN
Phân tích ECG:
Tần số: 84 bpm
Nhịp: Nhịp xoang
Trục QRS: Trục trái (—30°)
Sóng P: Nhỏ nhưng hình dạng bình thường
Khoảng PR: Kéo dài (400 ms)
Khoảng QRS: Bình thường (80 ms)
Sóng T: Bình thường
Khoảng QTc: Bình thường (390 ms)
Trả lời:
1. ECG này block AV cấp 1 (PR dài), T nhỏ và có sóng U. Hình ảnh này thứ phát sau hạ kali máu. Ở đây có trục trái.
2. Khử cực tế bào cơ tim phụ thuộc vào di chuyển ion qua màng tế bào, quan trọng nhất là kali. Màng tế bào trạng thái nghỉ được quyết định bởi lượng lớn kali trong nội bào (140mmol/L) với ngoại bào (3.5 to 5 mmol/L), và nồng độ kali ngoại bào là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới màng tế bào
3. Dùng Thiazide điều trị, nôn và tiêu chảy, vã mồ hôi nhiều, u nhú lòng trực tràng, hội chứng cushing và hội chứng conn, nhiễm kiềm, dùng thuốc xổ, toan hóa ống thận, hạ magne. Hiêm khi do hội chứng Bartter (do bất thường kênh ion ở cơ) và hạ kali chu kì có tính chất gia đình .
4. Nếu nghi ngờ hạ kali, đánh giá triệu chứng của bệnh nhân (như yếu cơ và chuột rút) và do thuốc (lợi tiểu và các thuốc khác). Hạ kali nhẹ có thể điều chỉnh bằng chế độ ăn và thuốc uống. Hạ kali máu nặng cần điều chỉnh bằng truyền tĩnh mạch qua tĩnh mạch trung ương- truyền nhanh có thể gây xuất hiện VT
Bình luận:
● Hạ kali nhẹ có thể không có triệu chứng. Hạ mức độ vừa có thể gây yếu cơ, chuột rút và táo bón. Hạ kali máu nặng có thể gây liệt cơ, giảm phản xạ, suy hô hấp và cơn tetani.
● Hạ kali hay gặp hơn tăng kali và có thể dẫn tới thay đổi trên ECG:
+ ST chênh xuống
+ Giảm biên độ sóng T
+ Tăng biên độ sóng U
+ QT kéo dài
+ Ít gặp hơn là QRS rộng và tăng biên độ và thời gian sóng P
● Gây mất ổn định màng tế bào dẫn đến loạn nhịp tim, đặc biệt gây ngoại tâm thu nhĩ và thất, nhịp nhanh nhĩ và thất, block tim và rung thất
+ Hạ magne hay gặp trong hạ kali máu, hạ kali máu khó điều chỉnh trừ khi bù magne
+ Thận trọng – ngộ độc digoxin có khả năng gây hạ kali
+ Cần kiểm tra nồng độ kali ở tất cả tình huống lâm sàng nghi nhồi máu cơ tim. Dù ECG không nhạy với các @Tình huống lâm sàng: Thay đổi nồng độ kali máu
Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y