I. Khái niệm:
Chứng Tiểu trường hư hàn là chỉ Tỳ dương bất túc, Âm hàn thịnh ở trong đến nỗi Tiểu trường không phân chia trong đục xuất hiện các chứng hậu chủ yếu là đau bụng ỉa chảy; Bệnh phần nhiều do Tỳ Vị vốn hư, ăn uống sống lạnh hoặc mệt nhọc nội thương gây nên.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau bụng âm ỉ liên miên, ưa xoa bóp, sôi bụng ỉa lỏng, tiểu tiện vặt khó đi hoặc trong dài, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế mà Hoãn.
Chứng Tiểu trường hư hàn thường gặp trong các bệnh Tiết tả và bệnh Phúc thống.
Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Thận dương hư.
II. Phân tích:
Linh lan bí điển luận sách Tố Vấn viết: Tiểu trường là chức quan chứa đựng, biến hóa vật chất từ đấy mà ra. Tiểu trường chứa đựng thủy cốc ở trong Vị, tiêu hóa và hấp thụ, phân biệt trong đục, thứ trong là tinh vi của thủy cốc qua sự vận chuyển vận của Tỳ phân bố toàn thân, thứ đục thấm vào Bàng quang dồn xuống Đại trường.
Sự hóa sinh tinh vi của thủy cốc trong cơ thể phải nhờ vào sự vận hóa của Tỳ và sự phân biệt trong đục của Tiểu trường, cho nên Tiểu trường với Tỳ có quan hệ mười phần trọng yếu. Nhưng công năng biến hóa vật chất của Tiểu trường lại phải trên cơ sở ngấu nhừ và chuyển vận thủy cốc của Tỳ Vị mới tiến hành được; Vì thế thường đem công năng của Tiểu trường khái quát ở trong công năng vận hóa của Tỳ.
- Chứng Tiết tả trong chứng Tiểu trường hư hàn, phần nhiều biểu hiện đại tiện lúc nhão lúc lỏng, dằng dai tái phát ra đồ ăn không tiêu, ăn uống kém sút hoặc sau khi ăn vào bụng đầy khó chịu, hễ ăn thứ dầu mỡ thì sẽ đại tiện ra lỏng tăng lên rõ rệt, sắc mặt úa vàng, tinh thần mệt mỏi, mạch Tế Hoãn, phần nhiều do Tỳ khí hư yếu, Tiểu trường trong đục không phân, tinh vi của thủy cốc không biến hóa gây nên.
Mục Tiết tả nguyên lưu sách Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc viết: Tiết tả là bệnh của Tỳ. Tỳ bị thấp không tiết tả đến nỗi tổn thương nguyên khí ở Lan môn không thể hợp với thủy cốc, cùng dồn vào Đại trường mà thành Tả. Nếu Trung dương đã suy, hàn khí thịnh ở trong thì tả hạ ra nước trong hoặc ra cặn bã đồ ăn uống, chân tay không ấm, mạch Khẩn hoặc Trầm Tế vô lực. Thiên Khẩu vấn sách Linh Khu viết: Trung khí bất túc sẽ làm biến hóa tiểu tiện, ruột sẽ sôi. Điều trị nên ôn vận Trung dương, cho uống bài Sâm linh bạch truật tán (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương), Lý trung thang (Thương hàn luận).
- Trong bệnh Phúc thống xuất hiện chứng Tiểu trường hư hàn phần nhiều có chứng trạng đau bụng liên miên, lúc phát lúc dừng, khi đau ưa xoa bóp, khi đói hoặc sau khi mệt nhọc càng đau tăng, được ăn hoặc được ấm thì bớt đau, đại tiện lỏng loãng, mệt nhọc, đoản hơi, sợ lạnh, mạch Trầm Tế, phần nhiều do Tỳ Vị hư suy, lâu ngày thì Tỳ dương suy hư, âm hàn thịnh ở trong mất quyền kiện vận gây nên. Mục Cử thống luận sách Tố Vấn viết: Hàn khí ẩn náu ở Tiểu trường, Tiểu trường mất khả năng tập hợp cho nên sau khi ia lỏng vẫn còn đau bụng. Điều trị nên dùng vị ngọt tính ấm để bổ dưỡng, ích khí tán hàn, cho uống Phụ tử lý trung hoàn (Hòa tễ cục phương) gia giảm. Nếu ỉa chảy kéo dài không dứt, trung khí hạ hãm, nên dùng thêm Bổ trung ích khí thang (Tỳ Vị luận).
Trên lâm sàng, chứng Tiểu trường hư hàn sẽ dẫn đến Tỳ dương bất túc, đại tiện ra đồ ăn không tiêu. Nếu bệnh kéo dài, Tỳ Vị càng hư, bệnh Tỳ liên lụy đến Thận, Tỳ thận dương hư xuất hiện chứng tinh thần mệt mỏi, sắc mặt úa vàng hoặc trắng nhợt không tươi, ngán ăn trướng bụng, ỉa chảy không dứt ra nguyên đồ ăn, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Nhu Nhược. Điều trị nên ôn bổ Tỳ Thận.
III. Chẩn đoán phân biệt:
Chứng Thận dương hư với chứng Tiểu trường hư hàn, cả hai đều thuộc chứng Hư hàn, đều do âm hàn thịnh ở trong mà xuất hiện đại tiện lỏng loãng, ra nguyên đồ ăn. Chứng Tiểu trường hư hàn trên bản chất là cùng loại với chứng Tỳ dương hư, vì Tiết tả không ngừng, lâu ngày chuyển hóa ra chứng Thận dương hư, người cao tuổi càng gặp nhiều.
Thận dương hư tức Mệnh môn hỏa suy không giúp cho Tỳ Vị ngấu nhừ đồ ăn, trước lúc tảng sáng, dương khí chưa mạnh, âm hàn thịnh một mình, đau vùng dưới rốn, sôi bụng và đi lỏng ngay, sau khi đi lỏng thì yên bụng, cho nên gọi là Ngũ canh tả, đó là đặc điểm của Thận dương hư, còn có thể kèm theo chứng thân thể lạnh chân tay lạnh, lưng gối mềm yếu, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế vô lực hai bộ Xích càng nặng hơn. Chứng Tiểu trường hư hàn do âm hàn thịnh ở trong, Tỳ dương bất túc, lâm sàng có chứng trạng chủ yếu là đau bụng liên miên, gặp ấm thì đỡ, sôi bụng ỉa chẩy không có thời gian nhất định. Như vậy, chẩn đoán phân biệt không khó khăn gì.
IV. Trích dẫn y văn:
- Ăn uống vào Vị dồn xuống Tiểu trường, được Khí vận hành thì chia được trong đục, nước thấm vào Bàng quang, đồ ăn xuống Đại trường, điều hòa hai đường đại, tiểu tiện, thế thì làm sao mà ỉa lỏng được? Nếu khí không vận hóa, thủy cốc không phân chia, dồn cả vào con đường Đại trường thì ỉa lỏng… Hoặc là do nhiễm hàn, bởi vì hàn thì khí ngưng mất khả năng vận hóa thủy cốc, cho nên ỉa lỏng. Hàn khí công kích, trong bụng đau liên miên, ruột sôi dồn giót không thành tiếng, thủy cốc không hóa được nên chất bài tiết ra trong lạnh như phân vịt (đại tiện như nước bên trong lởn vởn có phân), tiểu tiện trắng, mạch Trầm Trì, mình lạnh (Tiết tả – Y Biển).
- Chứng đau bụng do hàn tích, đau liên miên, không tăng maob lab with ant không giảm. Gặp nhiệt thì hết đau chút ít, gặp lạnh thì đau tăng. Mình không nóng, tiểu tiện trong lợi, khi đau thì hạ Lỵ, around đó là chứng Hàn tích ở trong bụng vậy (Chứng nhân mạch trị – Quyển 4).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Cố Gia Chính
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y