I. Khái niệm:
Chứng Thận dương hư thủy tràn lan là chỉ về chứng hậu Thận dương hư suy, khí hoá của Bàng quang mất chức năng, đến nỗi thủy thấp đọng lại, phần nhiều do ốm lâu chăm sóc không tốt hoặc thể trạng vốn yếu. Thận dương suy hao gây nên.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tiểu tiện ít, phù thũng, từ lưng trở xuống phù nặng hơn, ấn vào ngập ngón tay, sợ lạnh tay chân lạnh, lưng gối mỏi lạnh, bụng trướng đầy lưỡi nhợt bệu có vết răng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Trì.
Chứng Thận dương hư thủy tràn lan thường gặp trong các bệnh Thủy thũng và Đàm ẩm. và nổi the
Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Thận dương hư.
II. Phân tích:
Khi chứng Thận dương hư thủy tràn lan xuất hiện trong các bệnh Thủy Thũng và đàm ẩm, đặc điểm bệnh lý và biểu hiện lâm sàng gần giống nhau. Chỗ khác nhau là trong bệnh Thủy thũng có đặc điểm chứng trạng là phù thũng toàn thân, từ lưng trở xuống nặng hơn, ấn vào ngập ngón tay, chất lưỡi non bệu; bệnh do Thận dương hư mất chức năng khí hoá, thủy thấp tràn lan gây nên, điều trị nên ôn Thận làm ấm phần dương, hoá khí hành thủy, cho uống bài Chân vu thang (Thương hàn luận). Trong bệnh Đàm ẩm có đặc điểm là ẩm tà đọng lại ở Trường Vị, ngực sườn nghẽn đầy, vùng bụng có tiếng nước óc ách, nôn mửa ra đờm rãi và nước trong, bụng dưới căng tức, dưới rốn rung động, tiểu tiện Hat không lợi, rêu lưỡi xạm nhớt, mạch Huyền Hoạt; phần nhiều do Thận dương hư suy mất đi sự chưng hoá. Bàng quang mất quyền khí hoá, thủy dịch ứ đọng ở Trường Vị gây nền; điều trị nên ôn dương lợi thuỷ, chọn dùng bài Kim quĩ Thận khí hoàn (Kim Quỹ yếu lược) hợp với Ngũ Linh tán (Thương hàn luận).
Chứng Thận dương hư thủy tràn lan phần nhiều gặp ở người cao tuổi thể trạng yếu; Ở trẻ em thì phần nhiều do tiên thiên Thận khí không dồi dào, sự chăm sóc hậu thiên không thích hợp gây nên. Trong quá trình diễn biến cơ chế bệnh của chứng này có hai tình huống: Một là Thủy khí lăng tâm, từ Thận dương hư suy mà thủy khí nghịch lên, gây nên ứ đọng ở Hung cách úng tắc Tâm dương, xuất hiện chứng trạng hồi hộp, thở gấp và mạch Xúc. Hai là Thủy hàn sa Phế, từ Thận dương hư mà Thủy thấp đọng lại, khí lạnh của Thủy xâm phạm lên Phế khiến cho Phế khí không được tuyên thông, xuất hiện các chứng trạng khái thấu, thở suyễn, nhiều đờm rãi trắng loãng, không nằm được.
III. Chẩn đoán phân biệt:
Chứng Thận dương hư với chứng Thận dương hư thủy tràn lan: Thận chủ thủy quản lý về khí hoá và đại tiểu tiện. Nếu do mệt nhọc nội thương, phòng thất quá độ, hoặc do ốm lâu kéo dài, Thận khí suy hao. Thận dương yếu dần. Thận hư thì sự mở đóng không lợi, khí hoá ở Bàng quang thất thường, thủy dịch tích đọng, tràn lan theo bề ngang hình thành chứng Thận dương hư thủy tràn lan.
Chứng Thận dương hư với chứng Thận dương hư thủy tràn lan, tính chất bệnh biến tuy có chỗ giống nhau, nhưng loại trên thuộc chứng Hư đơn thuần, loại sau thuộc chứng trong Hư kiêm Thực, mức độ bệnh biến có nông sâu khác nhau. Loại trên lấy biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nguyên dương bất túc mất chức năng sưởi ấm, cơ năng bị suy yếu; loại sau thì biểu hiện chủ yếu là thủy thấp tràn lan toàn thân phù thũng từ lưng trở xuống nặng hơn, ấn vào ngập ngón tay, chất lưỡi non bệu.
IV. Trích dẫn y văn:
Thận là cửa của Vị. Thận quản lý sự mở đóng. Thận khí theo Dương thì mở, Dương thịnh quá thì cửa quan mở toang, nước dồn thẳng xuống thì là Tiêu. Thận khí theo âm thì đóng, Âm thịnh quá thì cửa quan đóng kín, nước không thông thì là Thũng (Thủy thũng môn – Y môn pháp luật).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Vương Khánh Kỳ
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y