I. Khái niệm:
Chứng Táo tà phạm Phế còn gọi là chứng Táo khí thương Phế; là tên gọi chung cho một loại chứng trạng biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng do ngoại cảm táo tà hoặc cảm nhiễm phong nhiệt, hoá táo thương âm, tân dịch ở Phế hao tổn gây nên bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là họ khan không có đờm, đờm dính khó khạc hoặc khạc ra đờm có lẫn máu, đau họng, miệng mũi khô ráo, đau ngực, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng mà khôn mạch Tế Sác.
Chứng Táo tà phạm Phế thường gặp trong các bệnh Khái thấu, Thất âm, Nuy, Các huyết, Nục huyết và Tiêu khát.
Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Phế âm hư, chứng Phong nhiệt xâm nhập Phế và chứng Can hoả phạm Phế.
II. Phân tích:
- Chứng Táo tà phạm Phế gặp trong bệnh Khái thấu, đặc điểm lâm sàng là ho khan không có đờm, hoặc đờm ít và dính khó khạc, mũi ráo họng khô, họ nhiều thì đau ngực, hoặc trong khi họ có lẫn máu, có kiêm chứng sợ gió phát sốt, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng mà khô, mạch Tế hơi Sác. Đây là do táo tà hun đốt Phế, Phế mất sự thanh nhuận gây nên, điều trị nên theo phép sơ phong nhuận Phế, cho uống bài Tang hạnh thang (Ôn bệnh điều biên).
- Chứng này gặp trong bệnh Thất âm – mất tiếng, đặc điểm lâm sàng là khàn tiếng; mất tiếng, miệng ráo họng khô, hoặc kiêm chứng ho khan khí nghịch, lưỡi đỏ, mạch Sác, đó là do Phế bị táo tà cướp đoạt tân dịch, khí mất sự thanh túc, thanh đạo không nhuận gây nên, điều trị nên thanh táo nhuận Phế, cho uống bài Thanh yết ninh Phế thang (Y học thống chỉ).
- Chứng này gặp trong bệnh Nuy, đặc điểm lâm sàng là hai chân mềm yếu không đi được, tâm phiền khát nước, họ khan, đau họng và khô, tiểu tiện sẻn đỏ nóng đau, lông tóc khô ròn; đây là do táo nhiệt làm hao thương tân dịch ở Phế, gân mạch không được nuôi dưỡng gây nên; điều trị theo phép thanh nhiệt nhuận táo, tư âm dưỡng huyết, cho uống bài Tư táo dưỡng vinh thang (Chứng nhân mạch trị).
- Chứng Táo tà phạm Phế gặp trong bệnh Các huyết, đặc điểm lâm sàng là khái thấu ngứa họng, trong đờm có lẫn máu, mũi miệng khô ráo, hoặc có chứng mình nóng, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch Phù Sác; đây là do táo nhiệt làm tổn thương Phế lạc gây nên; điều trị theo phép thanh Phế nhuận táo, sinh tân chỉ huyết, cho uống bài Tả bạch tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết) gia vị.
- Trong bệnh Tỵ nục có chứng Táo tà phạm Phế, đặc điểm lâm sàng là mũi khô và ra máu, miệng khô họng ráo ít đờm, lưỡi đỏ mạch Phù Sác, có khi kiêm chứng mình nóng; đây là do táo nhiệt phạm Phế, bức huyết đi càn gây nên; điều trị nên thanh nhiệt sinh tân, lương huyết chỉ huyết; cho uống Sa sâm mạch đồng thang (Ôn bệnh điều biện) gia vị.
- Chứng Táo tà phạm Phế xuất hiện trong bệnh Tiêu khát, đặc điểm lâm sàng là phiền khát, miệng khô lưỡi ráo, đại tiện khô, tiểu tiện luôn mà lượng nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng ít tân dịch, mạch Hồng Sác; Đây là do táo nhiệt hun đốt tân dịch ở Phế gây nên; điều trị nên thanh nhiệt nhuận táo, sinh tân chỉ khát, cho uống bài Nhị đông thang (Y học tâm ngộ). Tóm lại, trong tật bệnh khác nhau, chứng hậu tuy giống nhau, nhưng biểu hiện chứng trạng đều có đặc điểm riêng, lâm sàng căn cứ vào đó mà chẩn đoán phân biệt.
Táo là dương tà, thường qua miệng mũi xâm phạm vào Phế. rất dễ hao tổn tân dịch, thường lấy đặc điểm “táo thắng thì khô làm biểu hiện chung cho các chứng trạng khác; Trong quá trình diễn biến cơ chế bệnh, có ba tình huống. Một là táo tà hoá nhiệt hoá hoả, như mục Thu thương vu thấp đại ý, sách Thời bệnh luận có nói: “Nếu nhiệt khát mà có mồ hôi, họng đau, đó là cái khí mát của táo đã hoá thành hoả”, có thể xuất hiện các chứng trạng chân răng sưng đau và tai ù. Hai là táo tà hun đốt tân dịch, xuất hiện các chứng trạng phát sốt, tay chân co rút, miệng ráo họng khô, da dẻ khô ráo v.v… Ba là táo tà làm thương chất dịch của Phế, hun đốt chất nước tụ lại thành đàm, xuất hiện các chứng trạng đờm ít khô ròn, miệng khô họng ráo; Nên kết hợp trong lâm sàng, đối chiếu phép tắc “táo thì làm cho mềm” để mà biện chứng luận trị.
III. Chẩn đoán phân biệt:
- Chứng Phế âm hư với chứng Táo tà phạm Phế: Chứng Phế âm hư là do ốm lâu, thể lực yếu, phát hãn quá nhiều gây nên; cũng có thể do tà nhiệt Táo khí phạm Phế làm tổn hại Phế âm, chất tân dịch ở Phế không phân bố được, làm mất sự tư nhuận mà thành; đặc điểm lâm sàng là họ khan ít đờm, nóng từng cơn, mồ hôi trộm, hai gò má đỏ bừng, lòng bàn tay chân nóng, họng ráo tiếng khàn, chất lưỡi đỏ, ít rêu, ít chất tân dịch, mạch Tế Sác. Chứng Táo tà phạm Phế cũng họ khan ít đờm, họng ráo tiếng khàn, nhưng không có hiện tượng Âm hư nội nhiệt, hơn nữa thường kèm theo biểu chứng táo nhiệt. Ngoài ra, chứng Phế âm hư quanh năm bốn mùa đều có thể xảy ra, còn chứng Táo tà phạm Phế thì phần nhiều xảy ra vào thời tiết táo thịnh của mùa Thu.
- Chứng Phong nhiệt xâm nhập Phế với chứng Táo tà phạm Phế: Chứng Táo tà phạm Phế là do ngoại cảm tà khí phong nhiệt hoặc là tà khí phong hàn uất lại hoá nhiệt gây nên, đặc điểm lâm sàng có các chứng trạng ố hàn phát nhiệt, khái thấu, chẩy nước mũi đặc, khạc ra đờm vàng dính, đau họng, chất lưỡi đỏ, mạch Phù Sác. Chứng Táo tà phạm Phế là do ngoại cảm táo tà hoặc do tà khí phong nhiệt làm hao thương tân dịch dẫn đến Phế táo, lâm sàng nổi rõ một chữ “Khô”, có các chứng trạng ho khan, mũi khô, miệng khô, họng khô và lông tóc khô. Về thời tiết phát bệnh, chứng Phong nhiệt xâm nhập Phế phần nhiều phát sinh về mùa Xuân; chứng Táo tà phạm Phế phần nhiều phát sinh về mùa Thu.
Chứng Can hoả phạm Phế với chứng Táo tà phạm Phế, về nguyên nhân và cơ chế bệnh của hai chứng này đều khác nhau; Nhưng về chứng trạng lại có chỗ gần giống nhau, cần phải phân biệt. Chứng Can hoả phạm Phế là thuộc Can khí uất kết, khí uất hoá hoả, nghịch lên phạm Phế gây nên, thường gặp ở người mắc bệnh ở Phế lâu ngày, Phế Thận âm hư mà Can hoả quá thịnh; biểu hiện lâm sàng là họ khan, đau ngực sườn, tâm phiền dễ cáu giận, miệng đắng, mắt đỏ, thậm chí khạc ra máu. Chứng Táo tà phạm Phế thì do ngoại cảm thu táo hoặc nội táo tổn thương Phế gây nên, các chứng trạng họ khan, đau ngực, khạc ra huyết tuy tương tự như chứng Can hoả phạm Phế, nhưng còn kèm theo đặc trưng “táo thắng thì khổ” là các chứng miệng mũi khô ráo. Loại trên phần nhiều khạc ra huyết đỏ tươi mà mạch Huyền Sác; Táo tà phạm Phế là chứng phần nhiều trong đờm có lẫn sợi huyết, mà mạch Tế Sác hoặc Phù Tế kiêm Sác. Đồng thời, chứng Can hoả phạm Phế còn có các chứng tâm phiền nóng nẩy, miệng đắng, đầu choáng đau, hoa mắt… là các chứng trạng không có ở chứng Táo tà phạm Phế.
IV. Y văn trích dẫn:
- Các loại khô cạn và rít, nhăn nheo… đều là do táo khô (Tổ Vấn huyền cơ nguyên bệnh thức).
- Táo lấn Phế, khí úng tắc không thông, các khớp xương đau, đầu và mặt ra mồ hôi, hàn nhiệt vãng lai, da dẻ khô ráo, khô ngứa, đại tiện bí, đàm câu kết với huyết có mùi tanh (Chư khi môn, Khái thấu – Trương thị y thông).
- Táo ở phía trên, tất lấn Phế, đó là Táo thấu. Trong Phế có hoả, là ho khan; Tà khí ở trong và ngoài kết hợp, Phế nuy vừa họ vừa nhổ (Táo chứng – Loại chứng trị tài).
- Táo lấn Phế gây nên họ, bì mao khô ròn, mụn li ti ẩm và ngứa, đàm đặc dính và táo bón (Khái thấu môn – Y môn pháp luật).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Lý Chấn Hoa
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y