I. Khái niệm:
Chứng Tâm khí huyết đều hư là chỉ cả hai phần khí và huyết ở Tâm kinh đều suy yếu, vừa có triệu chứng Tâm khí bất túc, lại có cả triệu chứng Tâm huyết hư. Nguyên nhân của chứng này phần nhiều do Tâm Tỳ, mất sự nuôi dưỡng, hoặc hóa nguyên bất túc hoặc ốm lâu thể trạng hư yếu là nhân tố gây nên bệnh.
Biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng là hồi hộp đoản hơi, tự ra mồ hôi, bứt rứt, mỏi mệt yếu sức, sắc mặt trắng xanh, mất ngủ, chất lưỡi nhạt, mạch Nhược.
Chứng Tâm khí huyết đều hư thường gặp trong các bệnh “Tâm quí”, “Chinh xung”, “Băng lậu”, “Bất mị”.
Cần chẩn đoán phân biệt với các “Chứng Tâm khí hư”, “chứng Tâm huyết hư”, “chứng Tâm Tỳ đều hư”.
II. Phân tích:
Chứng Tâm khí huyết đều hư có thể xuất hiện trong nhiều loại tật bệnh, biểu hiện lâm sàng đều có đặc điểm nhất định.
- Nếu trong bệnh Tâm quý xuất hiện chứng Tâm khí huyết đều hư, lâm sàng thường thấy các triệu chứng chủ yếu như hồi hộp không yên, cảm thấy như trong Tâm trống rỗng và những chứng trạng đặc trưng kèm theo như sắc mặt trắng bệch, tinh thần mỏi mệt, tự ra mồ hôi, chất lưỡi nhạt, mạch Nhược v.v. phần nhiều do cơ thể vốn hư yếu, khí huyết trong Tâm bất túc, tinh thần mất nơi chứa, hoặc bị mất huyết quá nhiều, hoặc sau khi ốm điều dưỡng không kịp thời, khí huyết hư kém, Tâm không được nuôi dưỡng gây nên bệnh, như Nạn thứ 22 sách Nạn kinh viết “Huyết chủ về sự mềm mại nhu nhuận”; điều trị nên bổ khí dưỡng huyết, dưỡng Tâm ninh thần, dùng bài Quy tỳ thang (Tế sinh phương).
- Nếu trong bệnh Chinh xung xuất hiện chứng Tâm khí huyết đều hư, biểu hiện lâm sàng là hồi hộp, hay kinh sợ, trong Tâm phiền loạn, giấc ngủ hay mê, phần nhiều nguyên nhân do Tâm thần không yên gây nên, hơn nữa còn có liên quan tới Tâm Can hoả vượng hoặc Can Đởm khí hư. Điều trị nên tư âm dưỡng huyết, thanh tâm tả hỏa, chọn dùng bài Chu sa an thần hoàn (Lang thất bí tàng).
- Trong bệnh Băng lậu xuất hiện chứng Tâm khí huyết đều hư, thường có những chứng trạng đặc trưng như hồi hộp, kinh nguyệt không đều, giỏ giọt không sạch, mỏi mệt đoản hơi, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Đại mà Hư hoặc Tế Nhược, phần nhiều do khí huyết hư tổn Xung Nhâm mất điều hòa, doanh huyết khuy tổn gây nên. Tà khách thiên sách Linh Khu viết: “Doanh khí có tác dụng gan lọc tân dịch, giót vào trong mạch hóa thành Huyết”. Điều trị nên ích khí bổ trung, chọn dùng bài Bổ trung ích khí thang (Tỳ Vị luận) hoặc dùng Thập toàn đại bổ thang (Hoà tễ cục phương) để bổ ích khí huyết.
- Nếu trong bệnh “Bất mị” xuất hiện chứng Tâm khí huyết đều hư, lâm sàng có những chứng trạng đặc điểm như khó ngủ, hồi hộp hay quên, sắc mặt không tươi, mỏi mệt, mạch Tế Nhược, chất lưỡi nhạt, nguyên nhân phần nhiều do tư lự thái quá hoặc mất huyết quá nhiều, thể trạng hư yếu lâu ngày bị hao tổn ảnh hưởng đến khí huyết mà thành bệnh, điều trị nên ích khí tư âm, dưỡng Tâm an thần, dùng bài Sinh mạch tán (Nội ngoại thương biện hoặc luận) hợp với Tứ vật thang (Hoà tế cục phuơng) gia Toan tảo nhân, Bá tử nhân, Viễn trí.
Lại như khí có thể sinh huyết, và cũng có thể hành huyết, huyết dịch có thể vận hành chính thường là nhờ vào sự tác động của Tâm khí, sự phân bố của Phế, sự sơ tiết của Can. Một khi công năng của khí không bình thường, dễ làm cho huyết lưu thông không lợi, biểu hiện lâm sàng là “bất thông thì đau” hoặc xuất hiện hiện tượng ứ huyết. Khí có thể nhiếp huyết, cũng tức là nói khí có năng lực thống nhiếp được huyết dịch, khiến cho huyết dịch tuần hành trong mạch đạo mà không tràn ra ngoài; Nếu như khí hư, mất chức năng thống nhiếp, tức là nói “khí không nhiếp huyết” thì có thể thấy chứng trạng xuất huyết. Khí đối với huyết có tác dụng sưởi ấm, hoá sinh, thúc đẩy và thống nhiếp huyết; khí hư có lúc dễ dẫn đến huyết hư, huyết hư thì không chuyển tải được khí, khí cũng theo đó mà ít đi; Khí mất sự nhu dưỡng của huyết; dễ sinh ra táo nhiệt; sẽ tạo nên chứng huyết thoát; Bởi vì khí không chỗ dựa hẳn phải theo đó mà thoát ra, cuối cùng nguy kịch mà tử vong. Tóm lại, khí và huyết cùng mắc bệnh, cùng ảnh hưởng lẫn nhau, lâm sàng gặp luôn không hiếm, rất nên quan tâm.
III. Chẩn đoán phân biệt:
- Chứng Tâm Tỳ đều hư với chứng Tâm khí huyết đều hư. Khí là dương, huyết là âm; Âm Dương khí huyết ở trong con người tác dụng lẫn nhau không chia cắt được. Chứng Tâm Tỳ đều hư với chứng Tâm khí huyết đều hư tuy đều thuộc Hư chứng, đều có chứng hậu cộng đồng bệnh ở Tâm, nhưng cả hai có chỗ khác nhau. Chứng Tâm Tỳ đều hư là hai tạng Tâm và Tỳ bất túc, bệnh ở Tâm Tỳ, chứng Tâm khí huyết đều hư là chỉ Khí và Huyết ở Tâm khuy tổn, bệnh ở Tâm.
Chứng Tâm khí huyết đều hư là do Tâm hư, do Tâm khí hư và Tâm huyết bất túc gây nên; Tâm khí bất túc thì Tâm hỏi hộp, đoản hơi, chất dịch ở Tâm không được thu liễm nên tự ra mồ hội; Tâm huyết hư thì không đủ làm tươi tốt ra ngoài cho nên xuất hiện chứng trạng chất lưỡi nhạt, sắc mặt trắng xanh, mạch Nhược, mỏi mệt, Tâm huyết bất túc nên Thần không nơi ở, do đó mất ngủ;
- Chứng Tâm tỳ đều hư, nguyên nhân phần nhiều do tư lự mệt nhọc thái quá, tổn thương Tâm Tỳ đến nỗi âm huyết bị hao ngấm ngầm, huyết không nuôi Tâm, tâm thần không yên cho nên hồi hộp, không ngủ được, hơn nữa còn có thêm chứng hậu Tỳ hư; Tỳ chủ tứ chi có chức năng vận hóa, Tỳ là nguồn sinh hóa của Khí huyết, nếu Tâm Tỳ đều hư, Tỳ mất sự kiện văn, có thể có các chứng kém ăn, sắc mặt úa vàng, mỏi mệt, đại tiện lỏng v.v. khác hẳn chứng Tâm hư đơn thuần.
- Chứng Tâm khí hư với chứng Tâm khí huyết đều hư: Ngũ Tạng sinh thành thiên sách Tố Vấn viết: “các loại bệnh thuộc về huyết đều thuộc Tâm”, “Tâm hợp với mạch”, “chứng Tâm khí hư với chứng Tâm khí huyết đều hư, nguyên nhân phần nhiều do ốm lâu không khỏi, hoặc tuổi cao Tạng khí hư suy, hoặc dùng thuốc hãn, hạ thái quá tổn thương khí huyết gây nên. Nhưng chứng Tâm khí hư, vì Tâm là dương ở trong dương, chủ biểu, vệ dương không bền thì tấu lý mở không có khả năng cố nhiếp cơ biểu hoặc Tâm khí Hư thì không thu liễm được Tam dịch có thể thấy đặc trưng là tự ra mồ hôi. khí
Chứng Tâm khí huyết đều hư vừa có chứng trạng Tâm hư lại có vừa biểu hiện Tấm huyết hư; Khí hư có thể ảnh hưởng đến huyết hư; Huyết hư cũng can thiệp đến khí hư, cuối cùng có thể dẫn đến cả âm dương khí huyết không điều hòa, Tâm mất sự nuôi dưỡng, cho nên biểu hiện lâm sàng sắc mặt trắng xanh, hình và khí khiếp nhược, tinh thần mỏi mệt, mạch Trầm Tế mà Nhược, nói chung so với chứng Tâm khí hư đơn thuần nặng hơn.
- Chứng Tâm huyết hư với chứng Tâm khí huyết đều hư, cả hai đều có chứng hậu Tâm huyết hư. Nhưng chứng Tâm huyết hư đa số do tâm huyết suy thiếu, huyết mạch rỗng không, Tâm thần mất sự nuôi dưỡng, biểu hiện lâm sàng có những đặc trưng như hồi hộp, chính xung, hay quên, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược. Còn chứng Tâm khí huyết đều hư ngoài chứng hậu Tâm huyết hư còn có cả chứng hậu Tâm khí hư. Trương Cảnh Nhạc nói: “Nghĩ như đạo hoá sinh, lấy khí làm gốc, muôn vật trong trời đất, đều từ đấy mà ra…” Tâm sinh huyết, chứng Tâm khí huyết đều hư đa số do sự sinh hóa của huyết bất túc, khí huyết khuy tổn gây nên, cho nên biểu hiện lâm sàng có những chứng trạng hồi hộp, đoản hơi, bứt dứt, tự ra mồ hôi, mỏi mệt, mạch Hư vô lực… đó là những điều thuận lợi trong chẩn đoán phân biệt..
IV. Trích dẫn y văn:
- Do Tâm bao huyết hư, tướng hỏa ở dưới bức bách làm chấn động quân chủ thần minh, hoặc tư lự hại thần, hoặc uất giận động hoả, đến nỗi choáng váng vã mồ hôi, không ngủ được, tiểu tiện đục; Nên dưỡng Tâm huyết, điều Tâm khí, giáng hỏa an thần làm chủ yếu. Như Tâm hỏa quá mạnh thì dùng An thần hoàn, Tâm huyết hư nhiệt dùng Tứ vật an thần thang; Tâm thần phù việt, linh hoạt dùng Thanh trấn thang; Thủy suy hỏa vượng, tâm động không yên thì dùng Thiên vương bổ tâm đan. Sau khi hãn hạ mà khí hư, cho uống Ích doanh tiễn; Doanh vệ đều hư, mạch Kết Đại hồi hộp không yên, dùng Dưỡng tâm thang; Tâm động mà nằm không yên, dùng Tam tảo nhân thang; Tư lự phiền lao, Tâm động không yên, dùng Dưỡng doanh thang. Ưu tự khí kết, hồi hộp không ngừng, dùng Quy tỳ thang. Tâm hư chính xung tự ra mồ hôi, dùng Dưỡng doanh thang bỏ Mộc hương gia Phù tiểu mạch; Khí uất không tuyên thông, hồi hộp không bình tĩnh, dùng gia vị Tử thất thang gia Khương chấp, Trúc lịch v.v. (Chinh xung kinh khủng – Loại chứng trị tài).
- Có khi Dương khí bị hư ở trong, dưới Tâm rỗng tuếch, giống như kinh hãi, mạch bên phải Đại mà vô lực là bệnh này. Có khi Âm khí bị hư ở trong, hư hỏa vọng động, hồi hộp gầy còm, ngũ tâm phiền nhiệt, mặt đỏ môi ráo, mạch bên trái Vi Nhược hoặc Hư Đại vô lực là bệnh này (Kinh quý Chính xung – Chứng trị vậng bổ).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Trương Vấn Cừ
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y