I. Khái niệm:
- Chứng Tâm huyết hư là chỉ chứng bệnh gây nên Tâm huyết bất túc biểu hiện là: Tâm thần không yên phần nhiều do mắc bệnh lâu ngày, thể lực yếu, sự sinh hoá kém, hoặc do thiếu máu hoặc do mệt nhọc về tinh thần quá độ làm tổn thương Tâm huyết…
- Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp, sợ sệt, Tâm phiền mất ngủ hay mê, dễ sợ hãi, chóng quên, hoa mắt chóng mặt, sắc mặt không tươi. Môi, lưỡi nhợt, mạch Tế Nhược.
- Chứng Tâm huyết hư thường gặp trong các bệnh: “Tâm quý”, “Chinh sung”, “Bất mị”, “Hư lao”.
Chứng này cần phân biệt với các chứng: “Chứng Tâm âm hư”, “Chứng Tâm khí huyết đều hư”, “Chứng Tâm Tỳ đều hư”.
II. Phân tích:
Chứng Tâm huyết hư do tật bệnh khác nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng có đặc điểm khác nhau, phép chữa cũng không hoàn toàn giống nhau, cần phải phân tích cho kỹ.
- Nếu trong bệnh Tâm quý xuất hiện chứng Tâm huyết biểu hiện các chứng trạng hồi hộp, hay quên, tâm phiền, ít ngủ, chóng mặt, rêu lưỡi sạch, mạch Tế Sác… Phần nhiều do Tâm huyết bất túc, doanh huyết hao tổn, huyết mạch không đầy đủ gây nên; Điều trị phải dưỡng âm, bổ huyết, Dùng bài Tứ vật thang (Hoà tễ cục phương), gia thêm các vị Toan tảo nhân, Bá tứ Viễn trí đế tư dưỡng tâm thần.
- Nếu trong bệnh Chinh sung xuất hiện chứng Tâm huyết hư biểu hiện lâm sàng là Tim hồi hộp từng cơn, dê kinh sợ, đêm ngủ không yên, phiền táo, chất lưỡi đỏ mạch Huyền Sác… Bệnh này phần nhiều do huyết hư bất túc, Tạng Phủ không được nuôi dưỡng gây nên; Điều trị phải bổ huyết dưỡng tâm, trấn kinh an thần, dùng bài thuốc Quy tỳ thang (Tế sinh phương) hợp với Từ châu hoàn (Thiên kim phương).
- Nếu trong bệnh Bất Mị có cả chứng Tâm huyết hư, biểu hiện lâm sàng có các chứng hồi hộp, sốt đêm không ngủ được, Tâm phiền hay giận, hay quên, mạch Hoạt Sác… phần nhiều do Tâm huyết bất túc, Tâm hoả quá thịnh gây nên, điều trị nên dưỡng huyết tư âm, thanh tâm an thần, dùng bài: Thiên vương tâm đan (Nhiếp sinh bí phẫu) hoặc bài Chu sa an thần hoàn (Lan thất bí tàng).
- Nếu trong bệnh Hư lao xuất hiện chứng Tâm huyết hư, biểu hiện lâm sàng có các chứng Tim hồi hộp sợ sệt, mất ngủ, hay mê, chóng quên, sắc mặt không tươi, chất lưỡi nhợt, mạch Tế hoặc Kết Đại. Bệnh này đa số do phú bẩm bất túc tinh huyết không mạch, tư lự hao thương, sau khi ốm không được chăm sóc kịp thời; điều trị phải dưỡng huyết an thần, cho uống bài Dưỡng Tâm thang (Chứng trị chuẩn thằng) hoặc Quy tỳ thang (Phụ nhân lương phương).
- Tóm lại chứng hậu tuy giống nhau, nhưng trong tật bệnh khác nhau, biểu hiện chứng trạng cũng có đặc điểm riêng, lâm chứng hậu tuy giống nhau, nhưng trong tật bệnh sàng phải căn cứ vào những đặc điểm nói trên để phân tích.
Chứng Tâm huyết hư phân nhiều phát sinh ở người thế lực yếu, vì huyết hao tổn không được nhu dưỡng, thường biểu hiện là tinh thần uỷ mị, sắc mặt trăng nhợt chất lưỡi nhạt, ven lưỡi có vết răng, mạch Tế Nhược. Nếu là phụ nữ mà xuất hiện chứng Tâm huyết hư, thường biểu hiện là chu kỳ kéo dài hoặc bế kinh; Đối với chứng Tâm huyết hư trong thời kỳ tiền mãn kinh, thường thấy kinh nguyệt rả rích mãi không dứt; Tình huống này cần “Nhân nhân chế nghi”.
Tâm chủ về huyết mạch, vẻ tươi đẹp ở mặt, nếu Tâm huyết bất túc thì huyết mạch khó lưu thông dẫn đến khí trệ, biểu hiện lâm sàng có chứng ngực sườn chướng đầy. Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành; Trong bài thuốc bổ Tâm huyết nên kèm theo các vị thuốc lý khí. Tâm huyết bất túc cũng dẫn đến huyết mạch bị tê nghẽn cho nên chứng này còn biểu hiện kiêm cả huyết ứ, có triệu chứng đau vùng ngực; nơi đau, điểm đau cố định, chất lưỡi xanh tía… Ngoài ra, Tâm huyết bất túc, khí huyết vận hành không lợi, thường dẫn đến các loại âm tà lưu đọng, như thuỷ thấp và đàm trọc, xuất hiện các chứng trạng sắc mặt trắng xanh, chân tay không ấm, hoa mắt chóng mặt, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt; mạch Nhu Tế v.v. cũng cần phải phân biệt.
III. Chẩn đoán phân biệt:
1) Chứng Tâm âm hư với chứng Tâm huyết hư: cả hai đều có chứng hậu âm huyết của tạng Tâm suy hư, nhưng mức độ suy hư có nặng nhẹ khác nhau. Chứng Tâm huyết hư sự hao tổn là ở Tâm huyết, cho nên mới hồi hộp sợ sệt, mất ngủ hay quên, sắc mặt kém tươi, lưỡi nhợt, mạch Tế. Còn chứng Tâm âm hư thì do hư tổn ảnh hưởng đến Tâm âm. Phần nhiều từ hư tổn ở Tâm huyết phát triển thêm một bậc, biểu hiện lâm sàng ngoài những chứng về Tâm huyết hư như hồi hộp sợ sệt, mất ngủ hay quên, sắc mặt không tươi… còn có thêm các chứng tâm phiền, chất lưỡi đỏ, đầu lưỡi khô và đỏ, mạch Tế mà Sác. Hoặc thấy kiêm các chứng trạng lòng bàn chân tay nóng, ra mồ hôi trộm, mộng di… Đó là do tư lự lao thương, doanh huyết suy hư, âm tinh hao tổn ngấm ngầm, Tâm hoả quấy cốt ở trong gây nên, điều trị theo phép tư âm dưỡng tâm an thần. Như vậy thì thấy chứng Tâm huyết hư so với chứng Tâm âm hư bệnh tình nhẹ hơn. Hai loại này có thể phân biệt có chỗ có tâm phiền hay không, có hư hoả quấy rối ở trong nên chất lưỡi đỏ mạch Sác…
2) Chứng Tâm khí huyết đều hư với chứng Tâm huyết hư: Chứng Tâm khí huyết đều hư phần nhiều do ốm lâu không khỏi, hoặc cao tuổi thể lực yếu, dẫn đến Tâm khí và Tâm huyết bất túc. Về lâm sàng, ngoài những chứng trạng về Tâm huyết bất túc như hồi hộp tâm phiền, mất ngủ hay mê… Còn có thêm chứng hậu Tâm khí hư như đoản hơi, sắc mặt trắng bệch mạch Hư vô lực… Chứng Tâm huyết hư phần nhiều do tư lự, tinh thần mệt nhọc, đến nỗi huyết không nuôi Tâm, hoặc mất huyết quá nhiều, âm huyết bất túc gây nên. Biểu hiện lâm sàng là sắc mặt kém tươi, môi lưỡi nhợt, chóng mặt hoa mắt, mạch Tế Nhược v.v. đó là những đặc điểm để chẩn đoán phân biệt.
3) Chứng Tâm Tỳ đều hư với chứng Tâm huyết hư: Chứng Tâm huyết hư nguyên nhân phần nhiều do ốm lâu thể lực yếu hoặc lo nghĩ hao tổn tinh thần, hao thương âm huyết, hoặc do mất máu quá nhiều làm tổn thương doanh huyết. Tâm chủ huyết, âm huyết bất túc thì huyết không nuôi được Tam. Tâm thần không được nuôi dưỡng, có thể xuất hiện các chứng trạng mất ngủ hay mê, chóng quên, hồi hộp sợ sệt v.v. Chính như sách Đan Khê tâm pháp nói: “Hồi hộp là do huyết hư; hồi hộp bất kỳ lúc nào phần nhiều là do huyết thiếu”. Tâm chủ huyết mạch, Tỳ chú về vận hoá, Tâm hư thì thần không giữ yên ở bên trong, Tỳ hư thì vận hoá mất chức năng, cho nên chứng Tâm Tỳ đều hư ngoài những triệu chứng như hồi hộp, sợ sệt, mất ngủ hay quên v.v. còn biểu hiện các chứng hậu của Tỳ hư như kém ăn, bụng chướng, đại tiện nhão, sắc mặt vàng úa… Như vậy là đối với chứng Tâm huyết hư có chỗ khác nhau như không chướng bụng, đại tiện nhão và sắc mặt vàng úa. Chứng Tâm huyết hư là do Tâm huyết bất túc gây nên. Triệu chứng chủ yếu trong lâm sàng là hồi hộp, sợ sệt, chóng mặt, hay quên, hoàn toàn không có chứng trướng bụng Tỳ hư.
IV. Tài liệu tham khảo.
- Vai trò chủ yếu của con người là Tâm, nuôi dưỡng Tâm là huyết, một khi Tâm huyết hị hư thần khí không giữ gìn được, Thần thoát đi thì nhà sẽ rỗng không, nhà bị rỗng không thì sẽ uất mà ứ đọng đờm… cho nên đàm ở vị trí của Tâm (Chứng trị vậng bổ).
- Sau khi đẻ bị huyết hư Tâm phiền đoản hơi tuy cũng là Tâm phiền nhưng khi đẻ thì huyết đi xuống, khí phần nhiều hư thoát; Cái hư của huyết đều là do khí hư cho nên Tâm phiền thì phải có chứng đoản hơi nên dùng các bài Qui tỳ thang, Đương qui bổ huyết thang, Dưỡng vinh thang để bổ khí và sinh huyết thì chứng Tâm phiền sẽ khỏi. Còn như những người bị thổ huyết là do khí nghịch lên phần nhiều là do khí thực huyết hư có triệu chứng Tâm phiền nhất là huyết không nuôi Tâm thì nặng hơn. Nếu lại đi bổ khí thì khí càng mạnh mà huyết lại càng hư, khó mà khỏi bệnh của Tâm; Điều trị phải bổ huyết thanh hoả cho uống Chu sa an thần hoàn (Huyết chứng luận).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Trương Vấn Cừ
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y