I. Khái niệm:
- Chứng Tâm âm hư là chỉ các chứng hậu Tâm âm suy hư, Tân dịch hao tổn dẫn đến Tâm huyết bất túc mà gây bệnh. Phần nhiều do nội thương thất tình, ngũ chí hoá hoả, nhiệt thương âm hoặc là do mắc nhiệt bệnh, ốm lâu hao thương tân dịch gây nên.
Lâm sàng biểu hiện chủ yếu là Tâm quí, chinh xung, đau vùng ngực, vùng ngực khó chịu, hay quên, mất ngủ hay mê, ngũ Tâm phiền nhiệt, họng khô lưỡi ráo, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, ít rêu mạch Tế Sác…
Chứng Tâm âm hư thường gặp trong các bệnh: “Tâm quí”, “Chinh xung”, “Hư lao”, “Bất mị”
Chứng này cần phân biệt với “Chứng Tâm huyết hư”, “Chứng Tâm khí âm đều hư”, “Chứng Tâm Thận bất giao”, “Chứng Tâm Phế Âm hư”.
II. Phân tích:
- Chứng Tâm âm hư thường biểu hiện khác nhau trong các tật bệnh khác nhau. Ví dụ: Tâm quý và Chinh xung mà xuất hiện chứng Tâm âm hư, thì biểu hiện là trong Tâm hồi hộp không yên, vùng ngực khó chịu, hư phiền, mất ngủ hay mê, miệng ráo họng khô, lưỡi đỏ ít rêu mạch Tế Sác, nặng hơn thì có các chứng trạng trong Tâm rung động không tự chủ, sợ sệt, đau vùng Tim từng cơn ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, mạch Kết
- Do mệt nhọc tổn thương, âm huyết bị suy sụp ngấm ngầm, Tâm thần không được nuôi dưỡng, Thần không có nơi dựa, cho nên hồi hộp không yên, phiền nhiệt mồ hôi trộm, lưỡi đỏ mạch Tế Sác… Đó là những chứng trạng do Âm hư sinh ra. Mục “Kinh quí Chinh xung” trong sách Đan Khê Tâm pháp có nói: “Cảm thấy Tim đập rộn rịp là do huyết thiếu” và “Chính là do huyết hư” về điều trị chọn dùng các bài thuốc: Thiên bổ tâm đan (Nhiếp sinh bí phẫu), Bá tử dưỡng tâm hoàn gia giảm (Thể nhân vậng biên).
- Nếu trong bệnh Hư lao xuất hiện chứng Tâm âm hư, biểu hiện lâm sàng có đặc trưng là hồi hộp phiền táo, đoản hơi yếu sức miệng khô lưỡi nhạt, mạch Tế Sác vô lực, phần nhiều do Tâm âm bất túc, doanh huyết không đầy đủ, bên trong không nuôi dưỡng được mạch đạo, bên ngoài không làm tươi lên mặt và lưỡi gây nên bệnh. Điều trị cần dưỡng âm bổ Tâm, cho uống Sinh mạch tán (Nội thương biện hoặc luận) phối hợp với Đương qui bổ huyết thang (Nội ngoại thương biện hoặc luận).
- Nếu trong bệnh Bất mị xuất hiện chứng Tâm âm hư, biểu hiện lâm sàng là hồi hộp, ngũ tâm phiền nhiệt, trằn trọc khó ngủ, chất lưỡi đỏ, mạch Sác… Bệnh phần nhiều do Thận âm bất túc, Tâm hoả quá mạnh, dẫn đến Tâm Thận bất giao. Điều trị Cần tư âm thanh nhiệt, cho uống Giao thái hoàn (Hàn thị y thông) hoặc Hoàng liên A giao thang (Thương hàn luận).
Chứng Tâm âm hư trong quá trình diễn biến bệnh cơ, vì huyết không nuôi Can, lâm sàng thường có kiêm cả chứng trạng của Tâm Can cùng mắc bệnh mà đặc trưng là triệu chứng Tim hồi hộp, co giật. Tân dịch thuộc âm, mồ hôi là chất dịch của Tâm, ra nhiều mồ hôi thì hại Tâm âm, sốt cao cũng hun đốt Tâm âm, cho nên Tâm âm hư thường có kiêm cả hư hoả, nên đa số có hiện tượng nội nhiệt đặc điểm chứng trạng là sốt nhẹ, mồ hội trộm, gò má đỏ, mạch Tế Sác. Tâm huyết hư thì chứng trạng nổi mạch Tế Nhược. Phép chữa chứng Tâm âm hư, chủ yếu phải tư bật là choáng váng, sắc mặt kém tươi, môi khô, móng tay nhợt âm; Còn chứng Tâm huyết hư thì nên điều trị theo phép bổ huyết và sinh huyết.
II. Chẩn đoán phân biệt:
- Chứng Tâm khí âm đều hư với chứng Tâm âm hư: Căn cứ vào lý luận âm dương hỗ căn, bệnh Âm liên luy đến Dương và ngược lại, hai chứng Tâm khí âm đều hư với chứng Tâm âm hư đều trong phạm vi hư chứng. Bệnh cơ của hai chứng có liên hệ với nhau, lại có chỗ khác nhau.
Điều phân biệt chủ yếu giữa hai chứng này là; Chứng Tâm khí âm đều hư vừa có chứng trạng Tâm âm hư lại có cả chứng trạng Tâm khí hư. Tâm âm bất túc thì hồi hộp dẫn đến Tâm âm không mạnh; khí huyết kém lưu thông thì vùng ngực bứt dứt khó chịu; Tâm khí không điều hoà thì mạch Kết Đại; Chất lưỡi đỏ, thân lưỡi non bệu là đặc trưng của khí hư và âm hư. Mà chứng Tâm âm hư, lưỡi đỏ ít tân dịch là do tân dịch bất túc gây nên. Tâm âm bất túc, âm không chế được dương, hư hoả động ở trong thì xuất hiện các chứng sốt nhẹ, mồ hôi trộm và ngũ tâm phiền nhiệt.
- Chứng Tâm Phế âm hư với chứng Tâm âm hư: Hai tạng Tâm Phế có mối liên hệ liên tục; chứng Tâm Phế âm hư với chứng Tâm âm hư đều có các chứng trạng giống nhau do tân dịch hao tổn gây nên như miệng khô lưỡi ráo, nóng từng cơn, mồ hôi trộm. lòng bàn tay chân nóng, mất ngủ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác v.v. Nhưng hai chứng có đôi chỗ khác nhau. Chứng Tâm âm hư gây nên phần nhiều do bệnh Nhiệt, ốm lâu thương Âm hoặc nội thương thất tình, hoá hoả thương âm, chứng trạng chủ yếu trên lâm sàng là ở tạng Tâm. Chứng Tâm Phế âm hư phần nhiều do ốm lâu, thể lực yếu, hoặc Phế mất sự túc giáng, tà nhiệt lưu luyến lâu ngày làm tổn hại Phế âm, hoặc do phát hãn thái quá, Phế âm bị thương, không nuôi dưỡng được tạng Phế gây nên bệnh, chứng trạng đặc điểm trên lâm sàng là Phế hư mà có hiện tượng nhiệt. Chứng Tâm Phế âm hư ngoài những triệu chứng cụ thể của Tâm âm hư còn có cả chứng hậu của Phế âm hư. Bởi vì Phế là tạng non nớt, ưa nhuận mà ghét ráo, âm hư thì Phế ráo, Phế khí không tuyên thông nên ho khan không có đờm, hoặc có ít đờm, hư nhiệt hun đốt tân dịch, tân dịch bất túc, không nuôi dưỡng được mạch của Phế đến nỗi đường lạc của Phế bị tổn hại, xuất hiện chứng trong đờm có lẫn máu. Có thể phân biệt rõ điểm này.
- Chứng Tâm huyết hư với chứng Tâm âm hư: Cả hai đều có chứng trạng về âm huyết suy hư như hồi hộp, đoản hơi, mất ngủ hay mê và hay quên. Chứng Tâm huyết hư có thể do ốm lâu thể lực yếu, nguồn sinh hoá ra huyết bị khô cạn, hoặc là thứ phát sau khi mất máu, hoặc quá độ lao tâm, doanh huyết hao tổn gây nên. Biểu hiện lâm sàng là sắc mặt kém tươi, môi khô, móng tay chân nhợt, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược. Tâm huyết hư thì huyết không tô đẹp lên trên, làm cho chóng mặt, sắc mặt không tươi. Huyết hư thì môi lưỡi nhợt; Huyết mạch không đầy đủ thì mạch Tế Nhược. Chứng Tâm âm hư đa số do tư lự quá mức, lao tâm quá độ tổn hại tới Tâm âm đến nỗi Tâm mất sự nuôi dưỡng; Tình chí hao thương âm huyết đến nỗi Tâm âm bất túc. Cũng có khi do cơ thể vốn suy nhược, tự ra mồ hôi kéo dài, ra mồ hôi trộm, đau bụng ỉa chảy kéo dài hoặc sau khi sốt cao tổn hại tân dịch gây nên. Tâm âm bất túc, âm không chế dương, hư nhiệt từ trong sinh ra, thúc đẩy tân dịch tiết ra ngoài thì sốt nhẹ ra mồ hội trộm; Hư hoả quấy rối ở bên trong cho nên lòng bàn tay bàn chân nóng. Âm hư thì nội nhiệt, cho nên họng khô lưỡi ráo, gò thì biểu hiện lâm sàng hồi hộp, trong Tâm cảm giác rộng không. sợ sệt rung động, chứng này đa số do khí và âm ở Tâm bị tổn hại túc, thần không nơi ở yên; hoặc là ẩm tà nghịch lên làm tổn hại lớn, khí hư âm tổn liên luy đến dương dẫn đến Tâm dương bắt Tâm dương mà gây bệnh; điều trị nên ôn thông Tâm dương, dùng bài Quế chi Cam thảo Long cốt Mẫu lệ thang (Thương hàn luận).
- Trong bệnh Hung tý xuất hiện chứng Tâm dương hư, biểu hiện chứng trạng vùng ngực khó chịu, bức bối đoản hơi, mỏi mệt, thậm chí có cơn đau, đa số do Tâm khí bất túc, dương khí ở trong Hung không mạnh, vít lấp tê nghẽn, hoặc là đờm trọc làm nghẽn Tâm dương, dương khí ở vùng ngực không thông, khí huyết bị trở ngại, mạch ở Tâm tê nghẽn gây nên bệnh, điều trị nên ôn trung tán hàn, cho uống Quát lâu giới bạch bán hạ thang (Kim quỹ yếu lược) hoặc Ngô thù du hoàn (Thánh tế tổng lục).
- Trong bệnh Hư lao xuất hiện chứng Tâm dương hư thì biểu hiện sắc mặt trắng bệch, tự ra mồ hôi, mỏi mệt yếu sức, lưỡi nhạt, mạch Nhược v.v. đó là do Tâm dương bất túc, huyết đi không lợi, Tâm khí không đầy đủ gây nên, điều trị nên ôn dương ích khí, dùng bài Tứ nghịch thang (Thương hàn luận) hợp với Bổ khí vận tỳ thang (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc).
Tâm là chúa tể của sinh mạng con người, quản lý các Tạng Phủ điều hoà mọi hoạt động, chính như Tà khách thiên sách Linh Khu nói: “ Tâm là đại chủ của năm Tạng sáu Phủ, là chỗ ở của tinh thần”. Trong quá trình diễn biến bệnh cơ của chứng Tâm dương hư yếu thường kèm theo mấy tình huống:
- a) Do dương khí bất túc, không có sức đẩy cho huyết trôi chẩy, dẫn đến huyết ứ phát sinh đau, cho nên chứng Tâm dương hư thường thấy cả chứng đau vùng Tim, chất lưỡi tía tối v.v.
- b) Khí là soái của huyết, khí đi thì huyết đi, vì Tâm dương bất túc nên khí cũng yếu, khí yếu thì vận hành bất lực cho nên khí trệ, phần nhiều có kiêm chứng vùng ngực khó chịu và đau.
- c) Do Tâm dương bất túc, không ôn hóa được thủy ẩm, dẫn đến Đàm ẩm ứ ở trong cơ thể, thường thấy các chứng vùng ngực khó chịu, bức bối và đoản hơi v.v. Nếu như thủy khí nghịch lên sẽ làm cho choáng váng.
Khi Tâm dương hư có xu hướng ác hoá, dương khí thoát đột ngột, có thể xuất hiện chứng hậu Tâm dương hư thoát như ra mồ hôi đầm đìa, chân tay quyết lạnh, mạch Vi Nhược muốn tuyệt.
III. Chẩn đoán phân biệt:
- Chứng Tâm khí hư với chứng Tâm dương hư: Tâm khí và Tâm dương đều thuộc dương, cả hai đều thuộc phạm vi hư chứng. Đây là nói công năng của Tâm bất túc. Chứng Tâm dương hư trên cơ sở của chứng Tâm khí hư phát triển mà có. Hồi hộp, đoản hơi, tự ra mồ hôi, mệt mỏi yếu sức là chứng trạng chủ yếu của hai chứng này, nhưng cũng có đôi chỗ khác nhau. Theo nguyên nhân bệnh mà nói, chứng Tâm dương hư hoặc nguyên nhân do Tâm khí, Tâm âm tổn thương lớn, khí hư có thể liên lụy đến dương, âm tổn hại cũng có thể liên lụy đến dương, đến nỗi thần không có nơi nương tựa. Hoặc Tỳ Thận vốn hư không biến hoá được chất nước, chất nước tụ lại thành chứng ẩm, ẩm tà nghịch lên làm hại Tâm dương Hoặc tư lự, lao tâm quá độ, Tâm dương bị tổn hại. Hoặc doanh huyết vốn hư, âm tinh bị hao tốn ngấm ngầm, âm không lấn dương, Tâm dương lại càng bị hư. Hoặc phú bẩm bất túc, sau khi ốm, tạng khí hư yếu không chăm sóc kịp thời đều có thể dẫn đến chứng Tâm dương hư. Chẩn đoán phân biệt với chứng Tâm khí hư: một là phải có thêm hiện tượng lạnh, bởi vì Tâm là quân hoả, là Thái dương ở trong dương, Tâm dương hư thời các phần dương đều bị hư, dương hư không làm ấm được cơ bắp, bền chắc tứ chi, dương hư sinh ngoại hàn, cho nên đặc trưng chủ yếu là: cơ thể lạnh, chân tay lạnh. Hai là huyết gặp hàn thì ngưng đọng, cho nên hiện tượng ứ huyết ở chứng Tâm khí hư lại càng rõ rệt. Ba là dương hư không chế được thủy, thủy ẩm ứ đọng ở trong, tràn lên phía trên cho nên choáng váng. Ngoài ra, hồi hộp do Tâm dương hư phải có đặc điểm là: Trong Tâm có cảm giác rỗng không sợ sệt mà động; động liên tục. Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn nói “Âm ở trong giữ gìn cho dương” và “dương ở ngoài do sự điều khiển của âm”. Tâm dương đã hư, bảo vệ bên ngoài không bền, không thể che trở cho Tâm chủ, thì trong Tâm rỗng không, sợ sệt mà động; Cho nên sự khác nhau ở chứng Tâm khí hư là hồi hộp mà chỉ là Tâm hoang, động mà không yên. Chứng Tâm khí hư là chỉ về động lực vận hành huyết dịch của Tâm khí bất túc gây nên. Nguyên nhân phần nhiều do ốm lâu không khỏi, hoặc là tuổi cao tạng khí hư suy, hoặc dùng thuốc hãn, thuốc hạ thái quá, làm tổn thương khí huyết mà gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng, điều chẩn đoán phân biệt ở chỗ có những đặc trưng như hồi hộp, đoản hơi, mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch lưỡi nhạt chất lưỡi bệu, mạch Hư hoặc Tế Nhược…
- Chứng Tỳ Thận dương hư với chứng Tâm dương hư: Chứng Tỳ Thận dương hư là do Mệnh môn hỏa suy không sưởi ấm Tỳ thổ, vừa có triệu chứng Tỳ dương hư như thở yếu biếng nói, mỏi mệt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, vừa có triệu chứng Thận dương hư như sáng sớm đau bụng, ỉa chẩy, lưng đùi mềm yếu, mạch Trầm Tế, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi nhạt v.v. Tuy cũng có chứng chân tay lạnh như Tâm dương hư nhưng có chỗ khác nhau. Chứng Tâm dương hư có triệu chứng mình và chân tay lạnh, hồi hộp, đoản hơi, ngực khó chịu, tự ra mồ hôi, lưỡi nhợt bêu, mạch Tế Nhược hoặc Trì, đó là dương khí ở trong Tâm bất túc gây nên giảm yếu sự vận chuyển lưu thông của khí huyết, không kèm theo các chứng của Tỳ Thận dương hư.
- Chứng Tâm Thận dương với chứng Tâm dương hư, cả hai đều có chứng trạng cộng đồng như mình và chân tay lạnh, hồi hộp, chóng mặt. Lâm sàng đều biểu hiện cả chứng Tâm dương hư và Thận dương hư, đặc điểm của nó là hồi hộp, suyễn thở, hoa mắt, chóng mặt, sợ rét, sợ lạnh, tiểu tiện không lợi, đau bụng ỉa chẩy, mạch Trầm hoặc Trầm Vi. Bởi vì Tâm Thận dương hư, thiếu khả năng cổ vũ, hàn thuỷ ở hạ tiêu không hoá được đến nỗi thuỷ tà tràn lên gây nên hồi hộp, tai ù, hoa mắt chóng mặt; Dương hư không sưởi ấm cơ bắp cho nên gân thịt máy động; Dương hư không làm ấm cơ thể cho nên cơ thể lạnh, chân tay lạnh, mức độ so với Tâm dương hư nặng hơn. Ngoài ra, Thận dương bất túc, thuỷ dịch ứ ở trong thì tiểu tiện không lợi; Dương hư không nuôi dưỡng ấm áp huyết mạch làm cho huyết vận chuyển bị ứ nghẽn cho nên chất lưỡi tía tối… rất dễ chẩn đoán phân biệt.
- Chứng Thuỷ khí lăng Tâm với chứng Tâm dương hư, cả hai đều có chứng hồi hộp. Loại trên do thủy ẩm nghịch lên; loại dưới do Tâm dương bất túc. Chứng Thủy khí lăng tâm chủ yếu là đàm ẩm làm nghẽn trở Tâm dương, Tâm khí không thư thái, hoặc là thủy ẩm ứ đọng ở trong xâm lấn lên Tâm mà gây bệnh, đồng thời có kiêm các triệu chứng váng đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Huyền v.v. so với Tâm dương hư có chỗ khác nhau như có hàn mà không có ẩm, chỉ có hồi hộp mà không có buồn nôn, mạch Tế Nhược hoặc Trì, chất lưỡi nhạt. Chứng Thủy khí lăng tâm với Tâm dương hư do hai loại bệnh cơ gây nên. Một là Tâm dương không mạnh có kiêm cả Tỳ Phế khí hư thì không phân bố được chất nước đọng lại mà thành ẩm, ngoài các chứng hồi hộp đoản hơi và tự ra mồ hôi còn có các chứng chóng mặt, khái thấu nhiều đờm, mạch Trầm Huyền. Hai là Tâm dương không mạnh lại kiêm Thận dương hư yếu thì không chế ước được hàn thủy ở hạ tiêu, đến nỗi thủy tà tràn lên, ngoài các chứng hồi hộp, đoản hơi, còn thấy cả các chứng chóng mặt, cơ bắp máy động, chân tay phù thũng, mạch Trầm v.v.
IV. Trích dẫn y văn:
- Chứng hồi hộp không ngoài hai loại. Một là do hư. Hai là do Ẩm. Khí hư là do dương khí hư ở trong, dưới Tâm cảm giác rỗng không, hoả khí động ở trong mà sinh ra hồi hộp; Huyết hư cũng vậy, ẩm ứ đọng là do nước ứ đọng ở dưới Tâm; Tâm là hoả mà sợ nước, nước đã ứ đọng ở trong thì Tâm không yên ổn mà thành hồi hộp; Cũng có khi hồi hộp do sau khi hãn, thổ, hạ chính khí bị hư ở bên trong, cũng có khi tà khí xung đột nhau mà hồi hộp; Cũng có khi vinh vệ cạn nguồn mà mạch Kết Đại… trường hợp này phải sinh tân dịch và ích huyết để giúp đỡ cái Hư (Quý – Chứng trị chuẩn thằng).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Trương Vấn Cừ
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y