I. Khái niệm:
Chứng Đởm khí hư là chỉ Đởm khí hư có những chứng hậu chủ yếu như Đảm khiếp, kinh hãi; Bệnh phần nhiều do thất tình nội thương, hoặc khí hư liên lụy đến Đởm phủ gây nên.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đởm khiếp, sợ sệt, dễ bị hãi sợ gặp công việc thì thiếu quyết đoán, đêm ngủ không yên, hay mê, đoản hơi yếu sức hoặc kiêm chứng đầu mắt choáng váng, mắt nhìn lờ mờ, mạch Huyền Tế, chất lưỡi đỏ nhạt.
Chứng Đởm khí hư thường gặp trong các bệnh Kinh quý, Bất mị, Điên cuồng, Uất chứng, Quyết chứng.
Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Tâm Đởm bất ninh, chứng Can khí hư.
II. Phân tích:
- Chứng Đởm khí hư có thể gặp trong nhiều tật bệnh, như bệnh Kính Quý xuất hiện chứng này, biểu hiện là choáng váng buồn nôn, đởm khiếp dễ sợ, nằm ngồi không yên, hư phiền không ngủ được, hay thở dài, mắt nhìn lờ mờ, phiến táo, nhiều đờm, kém ăn, lợm giọng, mạch Huyền Tế, rêu lưỡi nhớt, bệnh do thất tình nội thương, khí cơ nghịch loạn, đàm nhiệt quấy nhiễu ở trên gây nên, điều trị theo phép hoá đàm giáng trọc, ôn Đởm yên thần, cho uống bài Ôn đởm thang (Thiên kim phượng) gia giảm.
- Chứng Đởm khí hư gặp trong bệnh Bất mị biểu hiện chứng trạng mất ngủ hay mê, dễ sợ hãi, đởm khiếp hồi hộp, đoản hơi mệt mỏi, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch Huyền Tế. Mục Bất mị sách Thẩm thị tôn sinh thư viết: “Tâm Đởm đều khiếp hãi, động đến việc là sợ, mê lắm điều không lành, hư phiền mất ngủ”; Đây là do thể chất hư yếu. Đởm khí vốn hư, hoặc do đột ngột sợ hãi gây nên; Điều trị nên ích khí trấn kinh, An thần định trí, cho uống bài An thần định trí hoàn (Y học tâm ngộ) hoặc Toan tảo nhân thang (Kim Quỹ yếu lược). Trong bệnh Điên cuồng gặp chứng Đởm khí hư, biểu hiện chứng trạng tinh thần thất thường, trầm mặc si ngốc, sợ sệt dễ kinh, nói năng lộn xộn, hoặc phiền táo mất ngủ, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt Sác; Đây là do tư lự thái quá. Đởm khí hư khiếp, tâm thần không yên; đờm khí uất mà hoá nhiệt gây nên; Điều trị nên thanh nhiệt quét đàm, yên thần định trí, cho uống bài Ôn đởm thang, linh hoạt gia các vị trọng trấn an thần như Từ thạch, Đại giả thạch sống, Chu sa v.v…
- Trong Uất chứng Đởm khí hư, thường có biểu hiện tâm tình ức uất, tinh thần hoảng hốt, động làm việc thì sợ sệt, hay buồn khóc, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền Tế, Mỗi khi do tình chí bất toại, Can khí uất kết, liên luy đến Đởm phủ thì gây nên chứng này; Điều trị nên giải uất lý khí, dưỡng tâm an thần, cho uống Việt cúc hoàn (Đan Khê Tâm pháp) hợp với Cam mạch Đại táo thang (Kim quỹ yếu lược) gia giảm.
Chứng đởm khí hư lâu ngày chữa không đúng phép, thường ảnh hưởng đến Tâm khí, dẫn đến chứng Tâm Đởm khí hư, có chứng trạng kinh quí chinh xung; Đởm với Can cùng biểu lý; Đởm khí hư thường dễ phát triển thành Can Đởm khí hư, có những chứng trạng dưới sườn đau âm ỉ, gân mạch co rút, tai ù tại điếc v.v…
III. Chẩn đoán phân biệt:
- Chứng Can khí hư và chứng Đởm khí hư: Can chủ sơ tiết, cùng biểu lý với Đởm. Chứng Đởm khí hư phần nhiều do Can mặt sự điều đạt sơ tiết gây nên; và lại cả hai đều thuộc khí hư. rất dễ lẫn lộn. Nhưng Can khí hư thường do thất tình uất kết, hoặc là từ cơ sở Can huyết hư phát triển nên; Cho nên có các chứng trạng ưu uất ít nói, mệt mỏi lười biếng, đau đầu đau sườn, mắt nhìn không tỏ. Còn Đởm khí hư chủ yếu là tình chí nội thương cho nên có các chứng trạng dễ sợ hãi, mất ngủ haymê, hoặc kiêm chứng choáng đầu, hoa mắt nhưng không nghiêm trọng lắm, nên phân biệt:
Chứng Tâm Đởm không yên với chứng Đởm khí hư: Cả hai chứng đều có thể có chứng trạng tình chí không điều hoà, giấc ngủ không yên. Chứng Tâm Đởm không yên có thuộc thực thuộc Hư khác nhau: Có thể do Tâm khí hư yếu liên lụy đến Đởm; Hoặc do Đởm khí hư dẫn đến Tâm khí cũng hư, hình thành Hư chứng Tâm Đởm bất ninh, có chứng trạng sợ sệt hoảng hốt, đêm ngủ không thành giấc; Cũng có khi do đờm nhiệt nghẽn ở trong, Đờm khí bị uất mà hoá hoả, quấy rối tâm thần dẫn đến Thực chứng Tâm Đởm không yên, có chứng trạng tâm phiền miệng khát, có lúc nóng nẩy cáu giận, đầu lưỡi đỏ. Chứng Đởm khí hư là do Đởm khí bất túc hình thành, đơn thuần thuộc Hư chứng, có chứng trạng Đởm khiếp, hồi hộp, mắt hoá đầu choáng, mất ngủ hay mê… Đó là những căn cứ để phân biệt.
IV. Trích dẫn y văn:
- Đầu choáng mà sơ, mạch Huyễn vô lực, thuộc Đởm hư, cho uống Lục quân tử thang gia Sài hồ, Phòng phong, Đương qui, đồng thời cho uống thêm Gia giảm Bát vị hoàn, Đởm hư mắt mờ, họng đau hay nhổ nước bọt, mắt hoa, choáng váng, mặt kém tươi, nằm mê hay tranh cãi, sợ sệt thì mặt biến sắc cho uống Bổ Đởm phòng phong thang (Khủng – Trương thị y thông).
- Nằm ngủ có nhiều mộng mị sợ hãi và đái dầm, uống Bổ Đởm phòng phong thang gia Khương hoạt, Quế chi; Đây là do Hạ tiêu nhiễm phong hàn, nên dùng thuốc trị phong để lưu thông kinh mạch (Kinh – Trương thị y thông).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Trần Bính Côn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y