Người đời sợ ma hoàng phát hãn thái quá không dám dùng, ấy thế mà cụ Trọng Cảnh lại dùng ma hoàng để trị hãn xuất!
Khi học về đông dược, phương tễ những vị như ma hoàng, quế chi gần như là những vị đầu bảng để nhắc đến và để dễ nhớ thì thường hay nói rằng “vô hãn dùng ma hoàng hữu hãn dùng quế chi”. Tuy nhiên câu này cũng chưa thực sự đúng. Hôm nay soạn về Thương Hàn Luận tại kinh văn (63) có câu như sau:
– Nguyên văn: 发汗后,不可更行桂枝汤。汗出而喘,无大热者,可与麻黄杏仁甘草石膏汤。
– Phiên âm: Phát hãn hậu, bất khả cánh hành quế chi thang. Hãn xuất nhi xuyễn, vô đại nhiệt giả, khả dự ma hoàng hạnh nhân cam thảo thạch cao thang.
Từ kinh văn ta thấy bệnh nhân sau khi dùng phép phát hãn triệu chứng đã thay đổi (Ra mồ hôi, ho suyễn, sốt không cao) không còn phù hợp với chứng quế chi thang nữa, có thể dùng bài Ma hạnh thạch cam thang để trị.
Vây tại sao trường hợp này bệnh nhân có mồ hôi trong bài thuốc lại dùng ma hoàng?
Để hiểu được điều này thì ta phải đi vào bệnh cơ của nó. Sau khi làm phát hãn nhiệt tà nội hãm gây bức bách tân dịch đi ra ngoài biểu mà xuất hiện triệu chứng hãn xuất, nhiệt tà uất trệ mà hỏa thì khắc kim nên làm ra triệu chứng suyễn, sốt. Trường hợp này cụ Trọng Cảnh vận dụng tài tình sự phối dược giữa ma hoàng và thạch cao với tỉ lệ 1-2 mà chuyển ma hoàng từ phát hãn, chỉ khái bình suyễn thành thanh lý nhiệt chỉ khái bình suyễn. Lý nhiệt được thanh thì chứng ra mồ hôi, sốt, suyễn tự hết.
Thông qua kinh văn trên ta thấy rằng để ứng dụng thuốc trong điều trị trên lâm sàng đạt hiệu quả, cũng như dùng dược theo đúng ý của thầy thuốc không hề đơn giản. Và có lẽ chỉ học tính năng của dược, các bài phương tễ cổ phương thôi cũng chưa đủ để điều trị vì nó có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng. Mình xin nêu lên một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị như sau
1. Lý luận sai
2. Hiểu sai về công năng chủ trị của thuốc
3. Chất lượng thuốc không tốt
4. Bào chế sai
5. Phối ngũ sai
6. Tỉ lệ sai
7. …
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y