Tính vị:
– Tính: Ôn.
– Vị: Tân, Cam.
Quy kinh:
Bàng quang, Can.
Công năng:
1- Tán Hàn giải biểu.
2- Sơ phong giải kinh.
3- Khứ thấp thông tý.
Phân tích:
Phòng phong tân tán trừ phong, hơi ôn không táo, ngọt hoãn không mạnh, thông thường chữa các chứng phong cho nên gọi là phòng phong, không kể phong cảm nhiễm từ bên ngoài hay phong từ trong bốc lên thì đều có thể dùng được, đặc biệt các trường hợp phong thấp ở kinh lạc, gân xương hiệu quả điều trị rất tốt. Phòng phong còn vào được khí phận của Can kinh.
Liều dùng:
Trung bình 6-9g.
Bào chế:
– Lý Thời Trân: cắt bỏ xơ trên đầu cuống, sau đó tẩm nước cho mềm, thái lát, phơi khô, có thể dùng sống hoặc sao qua.
– Việt Nam: rửa xong để ráo, thái mỏng, phơi khô
Bảo quản:
Phòng phong dễ mốc mọt, cần để nơi khô kín, khi thấy chớm mốc cần sấy diêm sinh.
Kiêng kỵ:
– Không dùng cho người âm hư hỏa vượng, không có phong tà.
Phối dược:
– Phòng phong phối với Phụ tử có thể giúp giảm bớt tính độc của Phụ tử.
– Phòng phong phối với Hoàng kỳ có thể tăng cường tác dụng của Hoàng kỳ.
– Phòng phong phối với Toàn yết có thể tăng cường tác dụng sơ phong chỉ kinh của Toàn yết.
– Phòng phong phối với Bạch truật, Bạch thược, Trần bì trị Can uất thương Tỳ.
So sánh:
– Phòng phong với Kinh giới: 2 vị thuốc trên đều có tác dụng khư phong giải biểu, tuy nhiên Phòng phong điều trị những bệnh lý toàn thân đau nhức tốt hơn so với Kinh giới, tác dụng phát hãn Kinh giới lại tốt hơn Phòng phong.
Phương thang ứng dụng:
– Phòng phong xung hòa thang
– Lương kinh thang
– Phòng phong thang
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y