Tính vị:
– Tính: Ôn
– Vị: Tân
Quy kinh:
Phế, Vị, Đại trường.
Công năng:
1- Tán hàn giải biểu.
2- Sơ phong an thượng
3- Ôn phế thông tỵ
4- Táo thấp bài nùng.
5- Giải độc liệu thương
Phân tích:
Vị bạch chỉ tân tán khứ phong, ôn táo trừ thấp, mùi thơm thì thông khiếu, càng có sở trường tán phong hàn ở kinh Dương minh. Từ trước tới nay vẫn là vị thuốc chủ yếu chữa nhức đầu thuộc kinh dương minh, chảy nước mũi nhức đầu. Lại còn có thể tiêu mủ, chữa ung nhọt.
Liều dùng:
Trung bình tử 3-9g
Bào chế:
Bạch chỉ rửa sạch, cạo vỏ, thái mỏng. Lấy hoàng tinh đun để đồ bạch chỉ (lượng 2 thứ bằng nhau) phơi khô. Cũng có thể thái thành khúc, trộn vào vôi để bảo quản. Bạch chỉ di thực vỏ nâu, ruột dẻo và xốp gần giống độc hoạt.
Phân biệt: Bạch chỉ nam có nhiều bột, vị hơi the, tác dụng loại này chữa lở ngứa là chính.
Kiêng kỵ:
– Âm hư hỏa uất.
So sánh dược:
– Bạch chỉ, Tế tấn: 2 vị này đều chữa được chứng đau răng, nhưng Tế tân thiên về chữa đau nhức tủy răng hoặc đau về ban đêm, còn Bạch chỉ thiên về chữa đau vùng lợi.
Phương thang ứng dụng:
– Thần mạch tán
– Khứ phong thanh thượng ẩm
– Bạch chỉ hoàn
– Bạch chỉ bài nùng phương
– Bạch chỉ hộ tâm tán
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y