Kinh văn:
Thốn khẩu mạch: phù nhi khẩn, khẩn tắc vi hàn, phù tắc vi hư; hàn hư tương bác, tà tại bì phu; phù giả huyết hư, lạc mạch không hư, tắc tà bất tại hoặc tà hoặc hữu; tà khí phải hoãn, chính khi cấp; chính khi dẫn tà, ca tịch bất toại; tà tại vu lạc, cơ phu bất nhân; tà tại vụ kinh, tức trọng bất thắng, tà nhập vu phủ, tức bất thức nhân; tà nhập vu tạng, thiệt tức nán ngôn, khẩu thổ tiên.
Dịch nghĩa:
Thốn khẩu mạch Phù mà Khẩn, khẩn là Hàn, Phù là Hư, Hư Hàn tương bác, Tà tại Bì Phu. Phù là Huyết Hư, Lạc mạch trống rổng, Tặc Tà không tiết được hoặc ở bên trái hoặc ở bên phải, Tà Khí làm giản, Chính Khí làm rút, Chính Khí dẫn kéo Tà Khí làm miệng mắt méo lệch, tay chân bất toại, Tà ở Lạc thì cơ phu tê dại (mất cảm giác), Tà ở Kinh thì tay chân nặng nề không cử động được, Tà nhập vào Phủ thì không biết ai là ai, Tà nhập vào Tạng lưỡi không nói được, miệng mửa nước dãi.
Vưu tại kinh chú:
Hàn và hư tranh nhau, chính khí bất túc rà tà khí thừa cơ xám nhập, đó là chẩn đoán phong hàn sơ cảm (mới cảm).
Mạch phù là huyết hư, khí chạy ngoài mạch mà huyết chảy trong mạch. Mạch phù là mạch không đầy đủ ở bộ trầm tức là huyết hư. Huyết hư thì không lấy gì để sung quán, bì phu mà làm cho lạc mạch trống rộng và không lấy gì đề chế ngự khí bên ngoài nên tặc tà không bị tản ra. Do đó hoặc bên trái hoặc – bên phải, tùy theo chỗ trống rỗng mà ta lưu lại ở đó, tà khí thì hoãn chính thì “cấp nơi có tà xâm nhập thì cân mạch vô dụng mà hoãn, chỗ không có tà, chính khí độc tri thì cấp chỗ hoãn bị chỗ cấp dận kéo thì miệng mắt méo xệch mà chi thể bất toại. Bên trái méo là tà ở bên phải và ngược lại. Tuy nhiên ở bên trái hoặc bên phải thì đều có tà chính hoãn cấp khác nhau và ở biểu, ở lý khác nhau, cũng có phân biệt kinh lạc tạng phú.
Kinh nói:
Kinh mạch đi vào trong chia nhánh rẽ ngang gọi là lạc, lạc nhỏ gọi là tôn, như thế lạc ở nông mà kinh ở sâu, lạc nhỏ, kinh to; cho nên tà ở lạc thì bệnh ở cơ phu, tà ở kinh thì bệnh ở gân xương. Nặng thì nhập phú, nặng nữa thì nhập tạng tức là tà vào sâu vì thần tàng ở tạng mà thông với phủ. Phủ bị bệnh thì thần bị lấp bít bên trong nên không biết ai là ai. Các kinh âm đều tới gốc lưỡi, tạng khí nghịch không tới dưới lưỡi thì máy ngừng ở trên chơ nên lưỡi khó nói mà nước đãi tự chạy ra.
Nhận xét:
Kinh văn nói rõ nguyên nhân bị trúng phong tà là do chính hư, tà khí thừa cơ xâm phạm. Điều này cũng như nội kính đã nói: “Tà chỉ sổ tấu, kỳ khí tất hư” Kinh văn còn phân biệt ở nông sâu, nặng nhẹ, hoặc tà trúng vào kinh; hoặc trúng vào lạc; hoặc trúng vào phủ, hoặc trúng vào tạng mà có biểu hiện khác nhau và chữa trị khác nhau.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y