Huyệt Đại Bao – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:
    • “Đại” có nghĩa là chung hay lớn lao.
    • “Bao” có nghĩa là kiểm soát cái gì đó một cách toàn bộ hay chăm sóc một cái gì.
    • Huyệt “Lạc” nói chung các lạc mạch thuộc kinh Thái âm Tỳ như dạng cái lưới bủa chi phối tất cả lạc của kinh âm và kinh dương. Tỳ cũng được xem như rưới khắp các cơ quan tạng phủ và tứ chi, tất cả các mô các tổ chức của cơ thể chứa dựng chất dinh dưỡng từ Tỳ. Cho nên có tên là Đại bao (bọc quanh).
  • Tên khác:
    • Đại bào
  • Vị trí:
    • Khi điểm huyệt nằm ngửa dang tay ra. Huyệt là điểm gặp nhau của đường cách giữa và bở trên xương sườn 7 (có sách ghi ở dưới sườn 5,6).
  • Giải phẫu, thần kinh:
    • Dưới huyệt là bở ngoài cơ lưng to, có răng cưa to, các cơ gian sườn 6. Dưới nữa là phổi.
    • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối thần kinh cánh tay, dây thần kinh gian sườn 6.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T6.
  • Đặc tính:
    • “Đại lạc” của Tỳ
  • Công năng:
    • Thống nhiếp các lạc, bó gân cốt.
  • Chủ trị:
    • Tại chỗ: Suyễn, đau thần kinh liên sườn, tức sườn ngực
    • Theo kinh, Toàn thân: Đau nhức toàn thân, đau mỏi nặng nề khắp người, đau đa khớp, bải hoải tay chân, lười biếng.
  • Phương pháp châm cứu:
    • Châm: Xiên, 0,5 – 0,8 thốn.
    • Cứu: 3 lửa.
    • Ôn cứu: 10 – 20 lửa.
  • Chú ý:
    • Bên dưới là phổi cấm châm sâu.
  • Thao khảo:
    • <<Linh khi – Kinh mạch>> ghi rằng: “Đại lạc của Tỳ gọi là Đại bao nó xuất ra ở dưới huyệt Uyên dịch 3 thốn, phân bố dưới ngực và sườn. Bệnh thực sẽ làm cho đau nhức toàn thân, bệnh hư sẽ làm cho tất cả các khớp nơi toàn thân bị buông gian. Nếu mạch có những huyết lạc giăng khắp nơi nên chọn huyệt Đại bao để chữa”.
    • Căn cứ theo “Linh khu – Kinh mạch” ghi rằng huyệt này là “Đại lạc” của Tỳ.
    • Đại lạc có hình tượng như lưới võng bao quanh toàn thân, tổng quản các lực của kinh âm và dương, huyệt này có thể trị được các loại chứng bệnh thuộc kinh mạch khắp toàn thân. Người đời sau thường hay dùng nó để điều trị các chứng bệnh thuộc Tỳ Vị và đau hông sườn.
  • Phối huyệt:
    • Phối Tam-dương lạc thấu Khích môn, Dương phụ, Túc Lâm-khấp trị đau sườn ngực

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo