Huyệt Thừa Mãn – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:
    • “Thừa” có nghĩa là nhận.
    • “Mãn” có nghĩa là đầy đủ, no nê.
    • Khi thức ăn thức uống được nhận bởi dạ dày và đạt tới mức của huyệt này số lượng vừa đủ. Cho nên có tên là Thừa mãn (nhận đủ). Nó rất có hiệu quả trong việc chữa trị chứng khó tiêu do thức ăn bị giữ lại và chứng trướng bụng.
  • Tên khác:
    • Thừa mạng
  • Vị trí:
    • Trên rốn 5 thốn (huyệt Thượng quản) đo ngang ra 2 thốn.
  • Giải phẫu, thần kinh:
    • Dưới huyệt là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là gan (phải), dạ dày (trái)
    • Thần kinh vận động cơ là 6 dây gian sườn dưới và dây bụng, sinh dục.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T7.
  • Đặc tính:
    • Kỳ huyệt
  • Chủ trị:
    • Tại chỗ, toàn thân: Đau dạ dày, viêm dạ dày cấp mãn tính, sôi ruột, tiêu hóa kém, đau do thoát vị.
  • Phương pháp châm cứu
    • Châm: Thẳng, sâu 0,5 – 0,8 thốn
    • Cứu: 5 lửa.
    • Ôn cứu: 5 – 20 phút.
  • Tham khảo:
    • <<Giáp Ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Sôi ruột, dùng huyệt Thừa Mãn làm chủ”.
    • <<Thiên kim>> quyển thứ 18 ghi rằng: “Trị trong ruột sôi ào ạt, kiết lỵ. Cứu huyệt Thừa Mãn 50 lửa”.
    • <<Tư sinh>> ghi rằng: “Thửa mãn, Nhũ Căn trị co thắt cơ hoành gây nấc cụt”.
    • <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: “Thừa mãn chủ về sôi ruột bụng trướng đầy, khí suyễn ngược lên, ăn không xuống, ho thở rút vai, khạc ra máu”.
  • Phối huyệt:
    • Phối Nhũ căn trị co thắt hoành cách mô gây nấc cụt.
    • Phối Trung quản trị trường đầy dạ dày.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo