I. Khái niệm:
Chứng Phế nhiệt quá thịnh ở trẻ em là do ngoại cảm tà khí phong hàn hoặc phong ôn, qua ra lông hoặc miệng mũi vào Phế hóa nhiệt; Hoặc do lý nhiệt vốn thịnh hun đốt Phế kim mà chứng hậu biểu hiện chủ yếu là khái thấu, háo suyễn.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là khái thấu, suyễn đầy thậm chí không nằm được, đàm vàng dính, mặt đỏ, họng khô, khát nước, đại tiện khô hoặc nhão, mạch Phù Sác, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng vàng sen nhau.
Chứng này gặp trong các bệnh Khái thấu, Háo suyễn, Phế ung.
Chứng Phế nhiệt quá thịnh ở trẻ em cần chẩn đoán phân biệt với các “chứng Phế Vị nhiệt thịnh ở trẻ em”. “Chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế ở trẻ em”, “chứng phong nhiệt phạm Phế ở trẻ em”, “chứng Can hỏa phạm Phế (Mộc hỏa hình Kim) ở trẻ em”, “chứng Phế nhiệt thương tân ở trẻ em.
II. Phân tích:
Chứng Phế nhiệt quá thịnh ở trẻ em ở trong tật bệnh không giống nhau thì biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau. Vì vậy trong phép chữa và sử dụng phương thuốc cũng có chỗ khác nhau nhất định.
Như Khái thấu xuất hiện trong chứng Phế nhiệt quá thịnh, biểu hiện là Khái thấu liên tục, đàm vàng dính, mặt đỏ môi đỏ. Mục Ẩu khoa bệnh Tâm pháp yếu quyết sách Y tông kim giám viết: “Hỏa nhiệt nung nấu Phế kim làm cho khái thấu liên tục, mặt đỏ họng khô, đàm vàng thở hội đa số kèm theo chất dính”. đều là do Phế nhiệt quá thịnh, đốt can chất dịch thành đàm làm nghẽn đường thở, Phế khí không tuyên thông đạt xuống dưới gây nên bệnh, chọn dùng bài Địch bạch tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết) gia vị.
Nếu chứng Phế nhiệt quá thịnh xuất hiện Háo suyễn đa số là do tân cảm xúc động phục tà, lúc phát cơn hoặc sốt hoặc không sốt, khái thấu từng cơn, khí nghịch suyễn thở, rên rít phát tiếng hen, sáng nhẹ tối nặng, cánh mũi phập phồng, đầu lưỡi và ven lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, ở giữa lưỡi và gốc lưỡi có rêu cáu bẩn, mạch Huyền Tế và Sác; Điều trị theo phép thanh tuyên Phế nhiệt, chọn dùng bài Ma hạnh thạch cam thang (Thương hàn luận).
Nếu Phế ung xuất hiện trong chứng Phế nhiệt quá thịnh thì họ nhổ ra đàm mũi hội tanh, thở gấp, phát sốt; Đây là do nhiệt tà ẩn náu lâu ngày ở Phế gây bệnh; Điều trị theo phép thanh Phế giải độc, chọn dùng bài Vi hành thang (Bị cấp Thiên kim yếu phương) gia Ngư tính thảo, Bồ công anh, Tử hoa địa định v.v…
III. Chẩn đoán phân biệt:
- Chứng Phế Vị nhiệt thịnh ở trẻ em với chứng Phế nhiệt quá thịnh ở trẻ em, cả hai đều có các chứng trạng phát nhiệt, khái thấu, đoản hơi, sắc đàm vàng dính, mặt đỏ, họng khô, khát nước. Nhưng chứng Phế Vị nhiệt thịnh có kiêm Vị nhiệt là do chứng phế nhiệt quá thịnh phát triển nặng hơn cho nên triệu chứng so với loại sau nặng hơn mà triệu chứng khát nước uống nhiều, đại tiện khô rắn, rêu lưỡi vàng, chân răng sưng đỏ, hơi thở hôi là đặc trưng chủ yếu của chứng Phế Vị nhiệt thịnh khác với chứng Phế nhiệt quá thịnh.
- Chứng đàm nhiệt úng tác ở Phế của trẻ em với chứng Phế nhiệt quá thịnh của trẻ em, bộ vị mắc bệnh của hai chứng này ở Phế tính chất bệnh cũng đều là nhiệt hơn nữa chứng Phế nhiệt quá thịnh lại do nhiệt thịnh hun đốt Phế tân dịch tổn hại biến thành đàm hình thành hiện tượng đàm và nhiệt cấu kết với nhau cho nên biểu hiện lâm sàng của hai chứng này rất giống nhau; nhưng vì nguyên nhân bệnh khác nhau biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ không hoàn toàn giống nhau. Chứng đàm nhiệt úng tắc ở Phế có nguyên nhân do đàm nhiệt, nguồn gốc của loại đàm này có hai cơ sở, một là Tỳ Vị có bệnh không thể vận hóa được Đờm thấp mà tích chứa lại ở Phế; Hai là Phế khí vốn yếu không phân bố được thủy ẩm mà ứ đọng ở Phế, nếu gặp ngoại tà vào Phế hóa nhiệt thì hình thành chứng Đàm nhiệt úng tắc ở Phế. Triệu chứng đột xuất trong lâm sàng là: Nhiều đờm, có tiếng sùng sục, ngực khó chịu, rêu }ỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác đó là điều dễ chẩn đoán phân biệt với chứng – đàm nhiệt quá thịnh.
- Chứng Phong nhiệt phạm Phế ở trẻ em, với chứng Phế nhiệt quá thịnh ở trẻ em. Hai chứng này có mức độ nông sâu nặng nhẹ khác nhau. Phong nhiệt phạm Phế bệnh thuộc biểu, Phế tuy bị tà khí nhưng vẫn còn nông nhẹ, triệu chứng có khi sốt hoặc không sốt khái thấu hơi suyễn đờm vàng trắng xen nhau họng khô khát nước đó là sự chẩn đoán phân biệt nhẹ hơn so với chứng Phế nhiệt quá thịnh.
- Chứng Can hỏa phạm Phế (mộc hỏa hình kim) của trẻ em với chứng Phế nhiệt quá thịnh ở trẻ em, Can thuộc mộc, mộc vượng thì dễ hóa hỏa; Can hỏa vượng thịnh có thể hình kim biểu hiện lâm sàng là khái thấu, Suyễn thở, đắng miệng họng khô, ngực sườn khó chịu đầy tức, họ nhổ ra đờm vàng… rất giống với chứng Phế nhiệt quá thịnh. Nhưng vì bộ vị mắc bệnh khác nhau, biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau. Can là chứng tướng quân chứa huyết chủ về sơ tiết, nếu Can hỏa vượng có thể động huyết, lâm sàng có chứng họ đờm ra lẫn máu, hai bên sườn trướng đau, khó chịu mắt đỏ tâm phiền dễ kinh sợ hoa mắt chóng mặt tai ù… Những triệu chứng này phần nhiều chứng quá thịnh không có, còn hai chứng khó thở và mửa ra đờm thì so với chứng Phế nhiệt quá thịnh lại nhẹ hơn, đây là cơ sở để chẩn đoán phân biệt.
- Chứng Phế nhiệt hao tân dịch ở trẻ em với chứng Phế nhiệt ở trẻ em, bộ vị mắc bệnh của hai chứng này giống nhau tính chất bệnh cũng tương tự. Nhưng loại trên có hiện tượng hao tốn tân dịch còn loại sau thì không có hiện tượng hao tốn tân dịch cho nên điều chủ yếu ở chỗ tân dịch hao tổn hay không. Chứng Phế nhiệt tân dịch hao thương thường có các triệu chứng ho khan hoặc khái thấu, hoặc họ mà khó ra đờm miệng khô lưỡi ráo, ngày nhẹ tối nặng, lưỡi – đỏ ít rêu, hoặc rêu lưỡi vàng mỏng. Căn cứ vào đó để chẩn đoán phân biệt với chứng Phế nhiệt quá thịnh.
IV. Y văn trích dẫn:
- Sáng sớm họ là thuộc Đàm hỏa; Về chiều mà họ là hỏa trôi nổi ở Phế. Phế nhiệt thì Đờm tanh mà dính mình nóng Suyễn đầy mũi khô mặt đỏ họ kéo dài vùng ngực đau mửa ra mủ máu tanh hội đó là đàm hỏa thịnh đã thành bệnh Ung (Khái thấu chứng pháp -Ấu ấu tập thành)
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Diêm Hiếu Thành
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y