Chứng Xung Nhâm Hư Suy – Y Gia Quán

I. Khái niệm:

Chứng Xung Nhâm hư suy là chỉ hai mạch Xung Nhâm hư suy dẫn đến cơ năng sinh thực bị suy thoái xuất hiện một số chứng trạng; Phát sinh hư suy phần nhiều do hậu thiên Xung Nhầm tổn thương hoặc tiên thiên Xung Nhâm chưa đầy đủ là những nhân tố gây nên bệnh.

Chứng Xung Nhâm hư suy gặp khá nhiều trong tật bệnh thuộc Phụ khoa, biểu hiện cụ thể là: hành kinh muộn (xụt), hành kinh lượng ít, bế kinh, không thụ thai v.v…

Chứng này thường gặp trong các bệnh Nguyệt kinh hậu kỳ, Nguyệt kinh quá thiểu, Bế Kinh, Bất dựng.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Xung Nhâm không bền.

II. Phân tích:

Xung Nhâm có quan hệ mật thiết với tạng Thận, ví dụ như Thượng cổ thiên chân luận sách Tố Vấn viết: “Con gái 7 tuổi Thận khí thịnh, răng đổi tóc dài, 14 tuổi thì thiên Quí đến, Nhâm mạch thông, Thái xung mạch thịnh, kinh nguyệt đúng kỳ ra, cho nên có con”. Kỳ bệnh luận sách Tố Vấn viết: “Bào lạc ràng buộc với Thận”. Vì Xung mạch và Nhâm mạch gốc đều từ tạng Thận, cho nên chứng Xung Nhâm hư suy trên lâm sàng đều có những biểu hiện Thận hư, có thể chia hai loại:

Một loại là biểu hiện lâm sàng mạch Nhâm mới bị bệnh, ví dụ, như tuổi quá muộn mới hành kinh lần đầu, kinh nguyệt kéo dài, lượng ít sắc nhạt, bế kinh, không khả năng thụ thai. hoặc hay xẩy thai, thậm chí béo mập, nhiều lông, phù thũng, bí sữa v.v…

Một loại chủ yếu là chứng trạng toàn thân ví dụ như thờ ơ về sinh lý, lưng gối yếu mỏi, váng đầu ù tai, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Trì.

Vì mức độ Thận hư khác nhau, cho nên chứng Xung Nhâm hư suy biểu hiện chứng trạng chủ yếu cũng chia ra nặng và nhẹ. Thuộc loại nhẹ chứng trạng đầu tiên thường hay gặp là kinh nguyệt thấy muộn (xụt) hoặc kinh nguyệt lượng ít, nếu vì dùng dằng chữa không kịp thời hoặc điều trị không thoả đáng dẫn đến Xung Nhâm suy kiệt, có thể phát triển thành Bế kinh. Thuộc loại nặng cũng có thể đầu tiên phát bệnh Bế kinh. Mà trong bệnh Bất dựng (không thụ thai) thì phần nhiều cùng phát sinh các chứng trạng như nói ở trên.

  • Kinh nguyệt ra muộn lấy chu kỳ thời kỳ cuối kéo dài là chứng chủ yếu. Kinh nguyệt quá ít lấy lượng kinh ra ít ỏi là chứng chủ yếu. Bế kinh lấy nguyệt kinh không thông là chứng chủ yếu hoặc có kiêm sắc mặt xạm xĩnh, hoặc mặt nổi tàn nhang vàng xậm, hoặc có các chứng béo mập, nhiều lông, phù thũng. trào sữa, lông tóc rụng v..v..
  • Chứng kinh nguyệt quá ít phần nhiều xuất hiện trong quá trình diễn biến kinh nguyệt quá muộn hướng đến Bế kinh.

Chứng Bế kinh trải qua điều trị, nếu như lại hành kinh lần nữa thì thường chuyển biến thành kinh nguyệt muộn hoặc thành chứng lượng kinh quá ít.

Nếu Bế kinh quá kéo dài là nói lên Xung Nhâm suy kiệt, thường khiến cho âm dương trong cơ thể mất thăng bằng mà có nhiều biến chứng như sốt dữ dội, vã mồ hôi, sợ lạnh, hồi hộp, tình tự không ổn định, dễ kích động, tinh thần căng thẳng, mất ngủ, choáng váng, tai ù, mỏi mệt, đau cơ thể v.v…

Những chứng bệnh nói trên, điều trị đều lấy điều bổ Xung Nhâm làm chính, dùng bài Đương qui địa hoàng ẩm (Cảnh Nhạc toàn thư) gia vị. Nếu người bệnh thuộc thể trạng đàm thực thì có kiêm chứng béo mập, nhiều lông, phù thũng, loại đàm này là do Thận hư không thể hun bốc được tân dịch gây nên, điều trị nên theo phép bổ Thận hoá đàm, dùng bài Lộc giác sương ẩm (Trung y chứng trạng giám biệt chẩn đoán học).

Những phép chữa nêu ở trên chỉ là phép tắc chung để điều trị ba chứng bệnh, nguyên nhân hình thành còn bao quát cả những nhân tố khác như Xung Nhâm khí trệ, Xung Nhâm ứ trở. Nhưng những chứng hậu ấy thường do nguyên nhân bên trong là Thận khí bất túc, vì vậy chúng ta cần chú trọng vào phân tích chứng hậu mới có thể có nhận thức chính xác và đầy đủ về chứng Xung Nhâm hư suy.

Phát sinh chứng này còn có quan hệ tới những nhân tố tương ứng như tuổi tác, thể chất, khí hậu thời tiết và hoàn cảnh khu vực. Căn cứ vào những điều gặp trong lâm sàng, chứng này gặp nhiều ở phụ nữ tuổi thanh xuân, cư trú ở khu vực hàn đới hoặc phụ nữ làm việc ở nơi ôn độ thấp, hơn nữa tỷ lệ phát bệnh về mùa Đông khá cao. Cho nên khi khám chữa chứng này cần nắm vững lứa tuổi và nhân tố biến hoá khí hậu, nhân nhân chế nghi, nhân thời chế nghi. Ngoài ra sau khi đẻ ra nhiều huyết dẫn đến Xung Nhâm đột ngột suy kiệt mà dẫn đến Bế kinh, càng nên điều trị kịp thời.

III. Chẩn đoán phân biệt:

  • Chứng Xung Nhâm không bền với chứng Xung Nhâm hư suy, cả hai đều là Hư chứng của tạng Thận, nguyên nhân bệnh phần nhiều do Thận tinh tiên thiên bất túc, Xung Nhâm chưa đầy đủ, hoặc do tảo hôn, sinh đẻ nhiều lần, phòng thất không điều độ dẫn đến Thận khí hư suy. Vì tinh khí tạng Thận bất túc, Can huyết không dồi dào, cho nên hai chứng này đều có thể xuất hiện các chứng thờ ơ sinh lý, lưng gối mềm yếu, váng đầu ù tai, lưỡi nhạt rêu trắng mạch Trầm Tế. Nhưng cơ chế bệnh hai chứng này khác nhau. Loại trên lấy thận khí bất túc là chủ yếu, khí hư thì Xung Nhâm không bền, kinh nguyệt mất sự co thắt, cho nên phát sinh các chứng Kinh nguyệt sớm, Kinh nguyệt quá nhiều, Băng lậu, Lậu thai, tiểu sản, ác lộ không dứt, đái hạ v.v… Loại sau lấy Thận tinh bất túc là chủ yếu, tinh hư thì Xung Nhâm mất sự nuôi dưỡng, huyết hải rỗng không, cho nên phát sinh các chứng kinh nguyệt muộn, kinh nguyệt lượng ít, Bế kinh, Bất dựng, chất tiết dịch ở âm đạo giảm ít. Hai chứng, một chú trọng về Khí, một chú trọng về Tinh; điều trị nên có chỗ coi trọng. Nhưng tinh do khí sinh ra; Khí nhờ tinh mới biến hoá được, giữa hai loại này dựa vào nhau mà tồn tại, có mối hỗ căn chuyển hoá lẫn nhau. Cho nên Trương Cảnh Nhạc có nói: Khéo trị tinh có thể khiến cho sinh khí ở trong tỉnh; Khéo trị khí có thể khiến cho trong Khí sinh ra tinh… Đó là lời bàn có kinh nghiệm trong lâm sàng.

IV. Trích dẫn y văn:

  • Nhâm mạch hư, Thái xung mạch suy giảm, Thiên quí kiệt, địa đạo không thông, cho nên cơ thể bại hoại mà không có con (Thượng cổ thiên chân luận – Tổ Vấn).
  • Có 36 loại bệnh của Phụ nữ, đều do Xung Nhâm hao tổn gây nên (Phụ nhân lương phương).
  • Thận khí toàn thịnh thì Xung Nhâm lưu thông, kinh huyết dồi dào, đúng kỳ hành kinh, trái lại là không thông (Phụ nhân đại toàn lương phương).
  • Sở dĩ phụ nữ không có con là do Xung Nhâm bất túc, Thận khí hư hàn vậy (Thánh tế tổng lục).
  • Có thai mà thai động không yên do Kinh Xung Nhâm bị hư, thụ thai không bền chắc (Phụ nhân đại toàn lương phương).

 

Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Hứa Nhuận Tam

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo