I. Khái niệm:
Chứng Phế dương hư còn gọi là chứng Phế khí hư hàn, chỉ những chứng hậu xuất hiện do Phế dương bất túc, khí hư nên công năng bảo vệ bên ngoài không bền, đa số do nội thương họ kéo dài, hen kéo dài, Phế khí bị hao tổn gây nên.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là họ mửa ra bọt rãi, chất trong loãng lượng nhiều, cơ thể và chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, lưng có mảng lạnh diện tích bằng bàn tay, dễ cảm mạo, mặt nhợt, tỉnh thần mỏi mệt, đoản hơi thở khẽ, không khát nước, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng trơn nhuận, mạch Trì Hoãn hoặc Trì Huyền.
Chứng này thường gặp trong các bệnh Phế nuy, Háo suyễn.
Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Phế khí hư, chứng Phong hàn phạm Phế và chứng Hàn đàm ngăn trở Phế.
II. Phân tích:
- Chứng Phế dương hư gặp trong bệnh Phế nuy, biểu hiện lâm sàng mửa ra bọt rãi chất loãng lượng nhiều, đoản hơi thở khẽ, cơ thể lạnh tay chân lạnh, tinh thần mỏi mệt yếu sức, kém ăn, miệng khô không khát, thậm chí són đái; Đây là Phế khí hư suy, âm hàn từ trong sinh ra, khí không hóa tân dịch, thanh dương không phân bố gây nên; điều trị nên Ôn Phế kiện Tỳ, ích khí hóa bỏ bọt rãi, chọn dùng bài Cam thảo Can khương thang (Kim Quĩ yếu lược) hợp với Tứ quân tử thang (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương) gia giảm.
- Chứng này gặp trong bệnh Háo suyễn, đặc điểm lâm sàng là suyễn gấp đoản hơi, hít vào ít thở ra dài, mửa đờm trong loãng, tiếng nói nhỏ yếu thấp khẽ, tự ra mồ hôi, thân thể lạnh, chân tay không ấm, không khát, mạch Trì Huyền hoặc Trì Hoãn; đây là do Phế hư có hàn, khí không sưởi ấm gây nên; điều trị nên ôn Phế ích khí, hóa đàm bình suyễn, cho uống bài Sinh mạch tán (Nội ngoại thương biện hoặc luận) hợp với Cam thảo can khương thang, linh hoạt gia Hoàng kỷ.
Chứng Phế dương hư thường gặp nhiều ở người cao tuổi hư yếu và người dương hư, bệnh trình tăng kịch vào mùa Đông lạnh, thậm chí khái suyễn liên tục không nằm ngửa được. Chứng này hay phát sinh ở vùng cao nguyên giá lạnh, đối với khí hậu lạnh giá ở cao nguyên, có liên quan đến hàn dễ thương dương.
Phế chủ khí toàn thân; Khí thuộc Dương; Nạn thứ 22 sách Nạn kinh viết: “Khí chủ về sưởi ấm”. Phế khí hư hàn, khí không phân bố tân dịch, thủy ẩm không hóa được, diễn biến bệnh cơ có thể xảy ra ba tình huống:
Một là Phế khí hư hàn, Vị dương không đủ dễ dẫn đến Dương hư ngoại cảm, có chứng trạng ố hàn, đầu và mình đau, không mồ hôi, chân tay không ấm, tiếng nói thấp yếu, mạch Trì vô lực.
Hai là Phế khí hư hàn, chất nước không phân bố được tụ lại mà thành Ẩm, thành Thủy; có chứng trạng khái suyễn ngực đầy, ra đàm lỏng loãng, giống như bọt mà lượng nhiều, thậm chí mình mẩy phù thũng, chóng mặt hoa mắt.
Ba là Phế khí hư hàn, không thông điều thủy đạo dồn xuống Bàng quang, có chứng trạng chân tay thũng trướng, tiểu tiện không lợi.
III. Chẩn đoán phân biệt:
Chứng Phế khí hư với chứng Phế dương hư: Khí thuộc Dương, chứng Phế dương hư là do chứng Phế khí hư phát triển thêm một bước tạo thành. Chứng Phế dương hư với chứng Phế khí hư đem so sánh, ngoài các chứng trạng biểu hiện Phế khí hư yếu như đoản hơi, tinh thần mỏi mệt, tiếng nói bợt bạt, tự ra mồ hôi, sắc mặt nhợt v.v… còn có kiêm biểu hiện dương hư như âm hàn từ trong sinh ra cơ thể lạnh chân tay lạnh, lưng lạnh, họ mửa ra bọt rãi, mạch Trì v.v… Bệnh biến ở chứng Phế khí hư còn nhe và nông; không kiêm hiện tượng hàn. Còn bệnh biến ở chứng Phế dương hư thì sâu và nặng, có cả hiện tượng hàn.
- Chứng phong hàn phạm Phế với chứng Phế dương hư: Cả hai đều là Hàn chứng của Phế, một thuộc Biểu một thuộc Lý, một thuộc Thực, một thuộc Hư. Chứng phong hàn phạm Phế là ngoại cảm hàn tà, Phế khí không tuyên thông gây nên, chứng trạng chủ yếu là tiếng ho nặng đục, kèm theo đau đầu, chẩy nước mũi trong, khớp xương đau nhức, ố hàn phát sốt, không mồ hôi, mạch Phù, đó là Biểu thực chứng. Chứng Phế dương hư là do Phế khí hư yếu, âm hàn từ trong sinh ra, có các chứng trạng tiếng họ nhỏ khẽ, sợ lạnh tay chân lạnh, mửa bọt rãi, cảm thấy vùng lưng giá lạnh, mạch Trầm.
- Chứng Hàn đàm ngăn trở Phế với chứng Phế dương hư: Loại trên thuộc Thực chứng, do cảm nhiễm hàn tà hoặc phàm ăn thức mát lạnh làm tổn thương tạng Phế, đàm thấp lưu trệ gây nên, chính như Nạn thứ 49 sách Nạn Kinh nói: “Cơ thể lạnh lại uống lạnh thì hại Phế”, lâm sàng có thể thấy khái suyễn ngực đầy, đờm trắng chất loãng lượng nhiều thậm chí không nằm được, kèm theo các chứng trạng hàn tà bó ở ngoài như ố hàn phát sốt, phù thũng, ra chút ít mồ hôi, đau mình, mạch Phù.
Loại sau thuộc Hư chứng, do Phế khí bất túc, hư hàn từ trong sinh ra, chất tân dịch không phân bố được gây nên, lâm sàng thấy những chứng trạng thuộc Hư hàn như họ mửa ra bọt rãi chất loãng lượng nhiều, kèm theo sợ lạnh tay chân lạnh, đoản hơi thở khẽ, tự ra mồ hội, suyễn thở, tinh thần mệt mỏi yếu sức, mặt nhợt v.v… Dựa vào những cơ sở trên để chẩn đoán phân biệt.
IV. Trích dẫn y văn:
- Chứng Phế nuy người bệnh mửa bọt rãi mà không họ, không khát, tất phải són đái, tiểu tiện nhiều lần; Sở dĩ như vậy là vì bên trên bị hư không khống chế được phía dưới, đó là trong Phế bị lạnh, phải có chứng chóng mặt, hay nhổ rãi, bài Cam thảo Cạn khương thang để làm cho ấm; Nếu uống thang này mà thấy khát là thuộc bệnh Tiêu khát (Phế nuy Phế ung khái thấu thượng khi bệnh thiên – Kim Quỹ yếu lược).
- Chứng Phế lao hư lạnh, đàm quấn quít thủy khí, suốt ngày đêm không nằm được, không gối đầu được, khí dồn lên, ngực đầy, thở suyễn hết hơi (Phế trung lãnh – Thiên Kim yếu phương).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Cao Vinh Lâm
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y