Chứng Tâm Hỏa Cang Thịnh – Y Gia Quán

I. Khái niệm:

Chứng Tâm hoả cang thịnh là những chứng hậu do ngũ chí bị uất quá mức hoá hoả, hoặc lục dâm truyền vào lý hóa hỏa. hoặc ăn uống quá nhiều thức cay nóng, dương nhiệt thịnh ở trong gây nên Tâm hoả cang thịnh.

Biểu hiện lâm sàng là miệng lưỡi mọc mụn, vùng ngực và Tim phiền nhiệt là những chứng trạng chủ yếu, ngoài ra còn có những chứng nóng nẩy mất ngủ, khát nước muốn uống nước lạnh, tiểu tiện ít khó đi, lưỡi đỏ, mạch Sác.

Chứng Tâm hoả cang thịnh thường gặp trong các bệnh “Huyết lâm”, “Bất mị”, “Tâm quý”.

Cần chẩn đoán phân biệt với “chứng nhiệt vào Tâm doanh”, “chứng Can hoả bốc lên”.

II. Phân tích:

Chứng Tâm hoả cang thịnh có thể xuất hiện trong nhiều tật bệnh, biểu hiện lâm sàng đều có đặc điểm nhất định.

  • Trong bệnh Niệu huyết xuất hiện chứng Tâm hoả cang thịnh, thấy biểu hiện lâm sàng tiểu tiện ra huyết, miệng lưỡi lở loét, trong Tâm phiền nhiệt, thổ ra huyết, đổ máu mũi, mạch Sác, nguyên nhân phần nhiều do tư lự quá độ, Tâm âm bị hao tổn, âm hư thì dương cang, Tâm hỏa cang thịnh, Tâm cùng biểu lý với Tiểu trường, Tâm hoả chuyển xuống Tiểu trường, hoả hun đốt âm lạc, huyết tràn ra ngoài mạch gây nên bệnh; Điều trị nên thanh tả Tâm hoả, mát huyết chỉ huyết, cho uống Đạo xích tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết). Nếu tiểu tiện ra huyết lượng nhiều, nên mát huyết chỉ huyết, khơi thông nhiệt tà và tả hoả, dùng bài Tiểu kế ẩm tử (Tế sinh phương). Tan sự thất mà tôi

  • Chứng Tâm hoả cang thịnh xuất hiện trong bệnh Bất mị, thường có chứng trạng giấc ngủ khó khăn, miệng lưỡi mọc mụn, phiền táo, chóng mặt ù tai, lưỡi đỏ không có rêu, mạch Tế Sác, đa số do Thận âm suy tổn không giúp đỡ cho Tâm ở phía trên, chỉ riêng Tâm hoả quá găng; Tâm và Thận mất sự giao tế gây nên bệnh; Điều trị nên tư âm giáng hoả, cho uống bài Tri Bá địa hoàng hoàn (Y phương khảo) hợp với bài Giao thái hoàn (Hàn thị y thông).

  • Nếu trong bệnh Tâm quý xuất hiện chứng Tâm hoả quá găng, có chứng trạng hồi hộp, khô miệng phiền táo, tâm thần không yên, đại tiện khô, chất lưỡi đỏ, mạch Sác v.v. nguyên nhân phần nhiều là một phía Tâm dương quá găng, Tâm mất sự nuôi dưỡng, hoặc do ngũ chí hoá hoả gây nên, điều trị theo phép thanh Tâm giáng hoả, dùng bài Tam Hoàng tả tâm thang (Kim quỹ yếu lược) hoặc Lương cách tán (Hoà tễ cục phương).

Tâm biểu lý với Tiểu trường, nối liền đường Kinh lạc, kinh Tiểu trường là biểu, kinh Tâm là lý, Tâm hoả thịnh một mình chuyển nhiệt xuống Tiểu trường gây nên tiểu tiện sẻn đỏ, niệu đạo nóng rát và đau, đây là chứng Tiểu trường thực nhiệt, không nên xem thường.

III. Chẩn đoán phân biệt:

  • Chứng nhiệt vào Tâm doanh với chứng Tâm hoả cang thịnh: Chứng nhiệt vào Tâm doanh là do tà khí hoá nhiệt làm tổn hại huyết mạch, vinh khí không thông, tà nhiệt luẩn quẩn không tan gây nên bệnh. Chứng Tâm hoả cang thịnh nguyên nhân đa số do tổn hại mệt nhọc tâm thần quá độ, Tâm hoả vọng động, hoặc do ăn uống thức cay nóng hoặc lục dâm uất ở trong hoá hoả nên. Tâm hoả hun đốt ở trong, thì trong Tâm phiền nhiệt, hoả rối Tâm thần thì vật vã mất ngủ; Tâm khai khiếu lên lưỡi, Tâm hoả bốc lên, miệng lưỡi tất mọc mụn hoặc loét nát. Nhiệt hun đốt tân dịch cho nên khát nước muốn uống nước lạnh. Tâm hợp với Tiểu trường, Tâm hoả cang thịnh, di nhiệt xuống Tiểu trường thì tiểu tiện đỏ rít và đau. Huyết lạc bị hoả làm tổn thương gây nên tiểu tiện ra huyết. Lưỡi là mầm của Tâm, Tâm chủ huyết mạch cho nên Tâm nhiệt ắt thấy lưỡi đỏ mạch Sác. Chứng nhiệt vào Tâm doanh, nhiệt vào doanh huyết, Tâm hoả hun đốt ở trong cho nên phát nhiệt, thậm chí thần chí hoảng hốt, lần áo sờ giường, kinh quyết, lưỡi đỏ tía, mạch Huyền Sác v.v. Tóm lại, chứng nhiệt vào Tâm doanh là ôn tà phạm vào doanh huyết nên lâm sàng xuất hiện chứng hậu về doanh huyết, còn chứng Tâm hoả cang thịnh thì biểu hiện một bộ phận tà ở khí phận của Ôn bệnh, trong tạp bệnh thì thấy chứng trạng Tâm hoả vọng động, nhưng đều không có chứng trạng về doanh huyết. Cần chẩn đoán phân biệt chỗ này.

  • Chứng can hoả bốc lên với chứng Tâm hoả cang thịnh: Can là tạng phong mộc, hay lưu động biến hoá luôn; Chứng Can hoả bốc lên nguyên nhân đa số do tình chí mất điều hoà, tính của hỏa bốc lên gây nên, biểu hiện lâm sàng hoa mắt chóng mặt, miệng đắng, đại tiện khô, thậm chí thổ huyết, nục huyết, mạch Huyền Sác v.v. Can thích điều đạt, gặp khi tình chí ức uất có thể ảnh hưởng tới sự sơ tiết của Can, dẫn đến Can khí uất kết, có chứng đau rát hai bên suờn, mặt hồng mắt đỏ, dễ cáu giận, mạch Huyền. Còn chứng Tâm hoả cang thịnh, nguyên nhân phần nhiều do ngũ chí uất quá hoá hoả, chủ yếu là nội thương, lâm sàng thường thấy khát muốn uống nước, miệng lưỡi mọc mụn, thậm chí tiểu tiện ra huyết và buốt, mạch Sác. Tóm lại chứng Can hoả bốc lên có bệnh biến ở Can, chủ yếu là khí uất hoá hoả; chứng Tâm hoả cang thịnh có bệnh biến ở Khí phận, chủ yếu là nhiệt thịnh… Căn cứ vào đó để phân biệt.

IV. Y văn trích dẫn:

  • Quay quắt co giật, sườn đau mắt đỏ là Can hoả động. Buồn cười nói sảng, miệng lưỡi mọc mụn là Tâm hoả động. Bụng trướng có tiếng óc ách, miệng hôi mỗi sưng là Tỳ hoả động. Ho suyễn phiền muộn, tắc mũi, mũi xuất huyết là Phế hoả động. Mộng di tinh trọc, vật vã nhức răng là Thận hoả động. Mặt vàng miệng đắng, tai ù trướng đau là Đởm hoả động. Hay có cơn đau bụng, huyết lâm tiểu đục là Tiểu trường có hoả. Hơn nữa cồn cào, mặt nề sưng chân răng là Vị gia có hoả. Đột ngột đi tả sắc vàng đỏ, táo bón không thông là Đại trường có hoả. Long bế nhỏ giọt són đái nước tiểu vẩn đục là Bàng quang có hoả. Tề họng mê man, chóng mặt không ăn được là Tam tiêu có hoả. Dương sự cương luôn, không giao hợp mà tiết tinh là Mệnh môn có Hoả (Hỏa chứng – Chứng trị vậng bổ).

  • Chữa Hoả ở năm tạng: Khí uất, hoả bắt đầu từ Phế. Cáu giận hoả bắt đầu từ can. Uống say sưa hoả bắt đầu từ Tỳ. Run sợ tư lự hoả bắt đầu từ Tâm. Phòng dục hoả bắt đầu từ Thận. Chữa Hoả ở sáu Phủ: Vị hoả thì răng đau má sưng. Đởm hỏa thì chóng mặt đắng miệng. Đại trường có hoả thì táo bón không thông.Tiểu trường có hoả thì long bế tiểu tiện nhỏ giọt. Bàng quang có hoả thì bụng đau tiểu tiện rít. Tam tiêu có hoả thì chân tay nóng thân thể mỏi mệt. Tâm bao có hoả thì hồi hộp không yên. Có cái hoả trôi nổi, điều trị nên làm cho tiêu tan hoặc nên thanh nên giáng, phải căn cứ vào nặng hay nhẹ mà điều hoà (Hoả chứng – Loại chứng trị tài)

Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Trương Vấn Cừ

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo