Huyệt Quan Môn – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:
    • “Quan” có nghĩa là cái thanh cài cửa, dùng một cái trụ gỗ cài ngang cửa.
    • “Môn” có nghĩa là cửa.
    • Huyệt nằm ngang hàng với chỗ nối của trường và vị. Khi có dấu hiệu chủ yếu của sự ăn không ngon miệng cũng giống như cửa của dạ dày bị cài đóng lại. Nên có tên là Quan Môn (Cửa bị gài đóng).
  • Vị trí:
    • Trên rốn 3 thốn từ huyệt Kiến lý đo ra mỗi bên 2 thốn.
  • Giải phẫu, thần kinh:
    • Dưới huyệt là cân cơ chéo to, Cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là đại tràng ngang
    • Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng sinh dục.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T9.
  • Chủ trị:
    • Tại chỗ, Toàn thân: Sình bụng, ăn uống kém sôi ruột, ỉa chảy, phù
  • Phương pháp châm cứu
    • Châm: Thẳng, sâu 1 – 2 thốn.
    • Cứu: 5 lửa.
    • Ôn cứu: 5 – 20 phút,
  • Tham khảo:
    • 1 <<Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Trướng bụng, hay đầy bụng, tích khí dùng Quan Môn làm chủ”. Sách lại nói tiếp: “Đái dầm, dùng Quan môn, Ủy trung làm chủ”.
    • <<Giáp Ất>> quyển thứ 11 ghi rằng: “Mình sưng húp, dùng Quan Môn làm chủ”.
    • <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Quan Môn chuyên trị khí tích đầy, sôi ruột đau trong ruột, ỉa chảy kiết lỵ, không muốn ăn, hơi chạy trong bụng, đau thắt ở hai bên rốn, mình húp, sốt rét kèm đàm run lạnh, đái đầm”.
  • Phối huyệt:
    • Phối Trung Phủ, Thân môn trị đái dầm (Tư sinh).
    • Phối Trung quản, Túc Tam Lý trị trướng bụng, đau bụng
    • Phối Quan nguyên, Thiên Khu trị ỉa chảy.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo