- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Thiên” có nghĩa là trời, ở đây nói ở đến phần trên của bụng.
- “Khu” có nghĩa là chốt.
- Rốn chia bụng làm thành hai phần. Phần trên rốn là “Thiên”, phần dưới rốn là “Địa”. Huyệt này ngang hàng với rốn, nó được xem như là chốt điều hành chức năng khí của Trường vị. Nên có tên là Thiên Khu (chốt trên).
- Tên khác:
- Thiên xu, Trường khê, Cốc môn, Trường cốc, Tuần tế, Tuần nguyên, Phát nguyên.
- Vị trí:
- Từ huyệt Thần khuyết (giữa rốn) đo ra 2 thốn.
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là gân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non tử cung (có thai 7- 8 tháng)
- Thần kinh vận động cơ là 6 dây gian sườn dưới và dây bụng sinh dục.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T10.
- Đặc tính:
- “Mộ huyệt” của Đại trường.
- Công năng:
- Sơ điều đại trường, phò thổ hóa thấp, hòa vinh điều kinh, lý khí tiêu trệ.
- Chủ trị:
- Tại chỗ: Viêm phúc mạc, liệt ruột, giun đường ruột.
- Toàn thân: Viêm dạ dày cấp mãn tính, viêm ruột cấp mãn tính, bón, đau thắt lưng, kiết lỵ, viêm màng trong tử cung.
- Phương pháp châm cứu
- Châm: Thẳng, sâu 1.5 – 2.5 thốn. Có cảm giác căng tức tại chỗ, có thể lan xuống một bên bụng.
- Cứu: 5 – 7 lửa.
- Ôn cứu: 10 – 20 phút
- Tham khảo:
- <<Giáp Ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét lạnh run, sốt nhiều nói xàm, dùng Thiên Khu làm chủ”.
- <<Giáp Ất>> quyển thứ 8 ghi rằng: “Sán khí nóng nảy, nôn, phù mặt, bôn đồn, dùng Thiên Khu làm chủ”.
- <<Giáp Ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Bụng trướng sôi ruột, Khí Xung ngược lên ngực không đứng lâu được, trong bụng đau lâm râm. Mùa đông có đau ở bụng, giữa tỳ vị khí quặn nghe đau, ăn không tiêu, không muốn ăn uống, mình sưng, đau thắt hai bên rốn, dùng Thiên Khu làm chủ”.
- <<Giáp Ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Đau trong tử cung ở phụ nữ, dùng Thiên Khu làm chủ”.
- <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Thiên Khu chủ về bôn đồn, ỉa chảy, thoát vị ruột, kiết lỵ, ăn không xuống, phù thũng căng trướng sôi ruột, khí công ngược lên ngực, không thể đứng lâu được, tích khí lâu ngày khí lạnh, đau thắt quanh rốn, khí công ngược lên tim gây đầy tức nóng nảy nôn mửa, trên mửa dưới tả, mùa đông cảm lạnh tả chảy, sốt rét sốt cao nổi cuồng nói bậy, thương hàn uống nước nhiều, bụng trướng thở như suyễn, chứng trưng hà của nữ giới, huyết kết thành hòn cục, rong kinh, kinh nguyệt không đúng kỳ”.
- Sách “Thiên kim”, “Đồ dực” đều ghi rằng: “Phụ nữ có thai không được cứu” (Dựng phụ bất khả cứu).
- Theo “Mạch kinh” ghi huyệt này là “Mộ” huyệt của Đại trường.
- Huyệt này theo “Giáp ất” gọi là Trường khê, Cốc môn. Theo “Trửu hậu” gọi là Đại trường du. Theo “Thiên kim” gọi là Trường cốc.
- Thiên Khu chuyên trị bệnh chứng của trường vị như thế nào? Thiên Khu là du huyệt của Vị kinh, vị trí của nó nằm gần dạ dày, vì vậy có thể trị được bệnh chứng của vùng dạ dày. Thiên Khu lại là Mộ huyệt của đại trường, là nơi khí của phủ đại trường tụ tập, vị trí của nó lại ở đại trường, nên chuyên trị bệnh đường ruột. Vì thế, châm huyệt Thiên Khu có thể điều trường hòa vị, lý khí tiêu trệ, chủ trị bệnh chứng trường vị, đối với bệnh đường ruột hiệu quả rất tốt.
- Phối huyệt:
- Phối Thủy tuyền trị kinh nguyệt không đều (Bách chứng).
- Phối Chi cấu trị nôn mửa, dịch tả (Tư sinh).
- Phối Lệ Đoài, Nội Đình trị ăn không tiêu, không thích ăn, đau hai bên rốn (Tư sinh).
- Phối Quan nguyên (cứu) trị bạch đới.
- Phối Âm giao, Quan nguyên trị thống kinh.
- Phối Hạ quản, Túc Tam Lý, Âm giao trị đau bụng.
- Phối Lương Môn, Tam lý (cứu) trị đau bụng dưới.
- Phối Hoang môn đau có hòn có cục trong bụng.
- Phối Thủy Đạo, Trung-lữ du trị suy nhược tử cung.
- Phối Chi cấu trị táo bón tập quán.
- Phối Hạ Cự hư, Hợp cốc trị ỉa chảy.
- Phối Túc Tam Lý, Lan-vĩ điểm trị trường ung, giai đoạn đầu của viêm ruột thừa, viêm ruột Thừa Mãn tính.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y