Huyệt Đại Cự – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:
    • “Đại” có nghĩa là lớn.
    • “Cự” có nghĩa là thái quá.
    • Huyệt nằm ở nơi cao nhất ở vùng bụng dưới, lại có tác dụng thông điều trường vị, nên gọi là Đại Cự (Lớn thái qua).
  • Tên khác:
    • Dịch nôn
  • Vị trí:
    • Khi điểm huyệt nằm ngửa, từ huyệt Thiên Khu do xuống dưới 2 thốn, hoặc Thạch môn do ra 2 thốn.
  • Giải phẫu, thần kinh:
    • Dưới huyệt là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới là ruột non, tử cung (khi có thai 5 – 6 tháng), Bàng-quang (khi bí tiểu).
    • Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng sinh dục.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T11
  • Chủ trị:
    • Tại chỗ: Tức đầy bụng dưới, đau bụng, bí đái, viêm Bàng-quang
    • Toàn thân: : Di tinh, xuất tinh sớm, suy nhược sinh dục.
  • Phương pháp châm cứu
    • Châm: Thẳng, sâu 1 – 2 thốn
    • Cứu: 5 – 7 lửa.
    • Ôn cứu: 10 – 20 phút.
  • Chú ý:
    • Cấm châm lúc có thai, lúc bị tiểu không được châm sâu quá.
  • Tham khảo:
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: “Đổi sản, dùng Đại Cự và Địa cơ, Trung khích (Trung đô) làm chủ”.
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 10 ghi rằng: “Liệt nửa người, tứ chi không cử động được, hay sợ sệt dùng Đại Cự làm chủ”.
    • <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Đại Cự chủ về bụng dưới trướng đầy, nóng nảy khát nước, tiểu khó, thoát vị ruột, liệt nửa người, tứ chi bại liệt, hồi hộp mất ngủ”.
    • Bấm tay vào huyệt Đại Cự để tìm bệnh ở Thiếu dương (Đởm, Tam tiêu).
  • Phối huyệt:
    • Phối Thiên Khu, Tam âm giao trị đau bụng.
    • Phối Quan nguyên, Cấp mạch trị xuất tinh sớm, di tinh. Đại Cự, Hạ liêu (cát) trị xuất tinh sớm, di tinh.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo