Huyệt Túc Tam Lý – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:
    • “Túc” có nghĩa là chân.
    • “Tam” có nghĩa là 3.
    • “Lý” có nghĩa là dặm, ở đây có thốn.
    • “Tam lý” nói đến vị trí của huyệt, bên dưới huyệt trước “Độc tỵ” 3 thốn nằm ở chân, nên gọi là Túc Tam Lý (Ba thốn chân).
    • Sách “Tố vấn – Châm giải thiên” ghi rằng: “Sở dĩ gọi là Tam lý bởi nó ở dưới dầu gối 3 thốn” (Sở vị Tam lý giả, hạ thốn tam thốn dã).
    • Có người còn giải thích “Lý” là xóm làng. “Tam” là 3. Ở đây nó chỉ vào ba vùng Vị, Đại trường, Tiểu trường. Huyệt Tam lý thực sự thuộc Dương minh Vị (Túc Tam Lý) và Dương minh Đại trường (Thủ Tam lý). Tuy nhiên, vì trong một số quan hệ tạng phủ, Vị là đàn anh bao trùm cả Đại trường lẫn Tiểu trường, cho nên người ta thường chú trọng đến Túc Dương minh Vị nhiều hơn nên gọi là Túc Tam Lý.
  • Tên khác: Hạ lăng, Quý tà, Hạ Tam lý
  • Vị trí:
    • Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác chừng 1 khoát ngón tay.
  • Giải phẫu, thần kinh:
    • Dưới huyệt là cơ cẳng chân trước, chỗ bám các thớ gân cơ 2 đầu đùi, khe giữa xương chày và xương mác. Màng gian cốt – Thần kinh đi từ trên đoạn thắt lưng 4-cùng 1. Lớp nông có dây thần kinh da bắp chân ngoài và nhánh da thần kinh hiển, lớp sâu có dây thần kinh hông khoeo trong đi qua.
    • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây hông to, nhánh của dây chày trước.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5
  • Đặc tính: “Hợp” huyệt, thuộc “Thổ”
  • Công năng:
    • Lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường tiêu trệ, sơ phong hóa thấp, thông điều kinh lạc khí huyết, có tác dụng  chính bồi nguyên bổ hư nhược, đuổi tà, phòng ngừa bệnh.
  • Chủ trị:
    • Tại chỗ: Đau đầu gối co duỗi khó.
    • Theo kinh: Viêm dạ dày cấp mãn tính, loét dạ dày, viêm ruột cấp mãn tính, viêm tụy tạng cấp tính, bệnh thuộc hệ thống tiêu hóa, trẻ con tiêu hóa kém, bại liệt.
    • Toàn thân: Kích ngất, suy nhược, thiếu máu, huyết áp cao, dị ứng, vàng da, động kinh, suyễn, bệnh thuộc hệ sinh dục bài tiết, thần kinh suy nhược.
  • Phương pháp châm cứu
    • Châm: Thẳng, hơi hướng mũi kim về phía xương mác, sâu 1 – 2 thốn, có cảm giác tê như diện giật lan xuống mu bàn chân – Xiên, hướng mũi kim châm xuống dưới sâu 2 – 3 thốn, có cảm giác căng tức xuống dưới mu bàn chân, có khi hướng lên lan tới dầu gối.
    • Cứu: 5 – 15 lửa
    • Ôn cứu: 10 – 30 phút.
  • Tham khảo:
    • <<Linh khu Tà khí tạng phủ bệnh hình>> ghi rằng: “Huyệt hợp của vị nhập vào Túc Tam lý … Phải thủ huyệt như thế nào? Thủ huyệt Túc Tam Lý phải buông thấp bàn chân xuống”.
    • <<Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình>> ghi rằng: “Bệnh của vị làm cho bụng trướng to lên, vùng thượng vị sẽ đau thấu tới tâm, xông lên trên vào hai hông sườn, từ cách mô lên đến họng thanh quản không thông nên ăn uống không xuống. Chọn huyệt Tam lý để chữa trị”.
    • <<Linh khu – Tứ thời khi>> ghi rằng: “Bệnh trước tỳ làm cho hoạt động khó khăn, hàn khí lâu ngày không hết, mau chọn huyệt Tam lý”.
    • <<Linh khai – Tứ thời khi>> ghi rằng: “Bệnh hay nôn, khi nôn ra máu lắng, hay thở dài và mạnh, trong lòng trống rỗng. Sợ như có người bắt mình. Ta khí tại đởm nghịch lên tới vị, chất dịch của đởm tiết ra làm cho miệng bị đắng, Vị khí nghịch thì ói ra chất đắng, nên gọi là Âu đởm, chọn huyệt Tam lý nhằm làm Vị khí được hạ xuống. Mỗi khi vị khí nghịch lên nên châm phần huyết lạc của kinh Túc Thiếu dương nhằm làm cho khí nghịch của Đởm được dừng lại để điều hòa sự hư thực và đuổi tà khí”. Sách nói tiếp: “Bệnh đau ở bụng dưới sưng tấy lên không đi tiểu được, đó là tà khí ở tại Tam tiêu nên chọn huyệt Đại lạc của kinh Túc Thái dương Bàng-quang, có thể luôn cả tiểu lạc và tôn lạc, khi thấy những tiểu lạc của Thái dương và Quyết âm kết thành huyết lạc, nếu sưng tới vùng thượng vị thì chọn huyệt Tam lý”.
    • <<Linh khu – Nghi tà>> ghi rằng: “Tà khí ở tại tỳ vị sẽ làm cho bệnh cơ nhục đau, khi khí hữu dư, âm khí bất túc sẽ thành chứng nóng ở bên trong làm dễ đói, khi dương khí bất túc sẽ thành chứng bên trong lành, sôi ruột đau bụng, đó là âm dương đều hữu dư. Nếu âm dương đều bất túc thì hữu hạn hữu nhiệt. Tất cả đều điều hòa bởi huyện Tam lý”.
    • <<Giáp ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: “Nổi cuồng ca hát bậy bạ nói năng lung tung, giận, sợ người sợ lửa, mạ lỵ, tiêu sưng, chọn huyệt Tam lý làm chủ”.
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: “Dương quyết lạnh run, cứng bụng dưới, đau đầu, đau bụng đau đùi cẳng chân, tiểu tiện không thông, hay nôn, chọn huyệt Tam lý làm chủ”.
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: “Cẳng chân, mình như gãy, cấm khẩu, họng sưng tắc không nói được, dùng Tam lý làm chủ”.
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 8 ghi rằng: “Trường ở ngũ tạng lục phủ chọn huyệt Tam lý. Tam lý là huyệt chủ yếu để trị trường”.
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: “Lạnh trong bụng, bụng trướng đầy, thích ợ hơi, thấy thức ăn là hôi, vị khí bất túc, sôi ruột đau bụng ỉa chảy, ăn không tiêu, trướng đầy dưới tim, dùng Tam lý làm chủ”.
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 12 ghi rằng: “Nhọt vú có sốt, chọn Tam lý làm chủ”.
    • <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: “Tam lý chủ trong vị có hàn, trướng đầy bụng ngực, sôi ruột, chân khí bất túc, đau bụng ăn không xuống, đại tiện không thông, tức ngực khó chịu, đau thắt tim, bụng có khí công ngược lên, đau thắt lưng không cúi ngửa được, Tiểu trường đau do khí, thủy khí cổ độc, cục hòn trong bụng, húp sưng tay chân, đau ê gối cẳng chân, mắt nhìn mờ, phụ nữ sau đẻ chóng mặt”.
    • Huyệt Túc Tam Lý theo “Linh khu – Bán dụ” ghi nó là “Hợp huyệt” của Túc Dương minh kinh.
    • Sách “Đồ dực” ghi rằng: “Trẻ con cấm cứu huyệt Túc Tam Lý.
    • Sách “Linh khu – Bán du” ghi Túc Tam Lý Hạ lăng, “Thiên kim” gọi là Quỷ tà.
    • Túc Tam Lý là Hợp huyệt của kinh Túc Dương minh kinh, là Thổ huyệt ở trong Thổ; đó là một trong chín huyệt để hồi dương, cũng là huyệt thường dùng để trị bệnh ở bụng và huyệt chính trong tăng thêm cường tráng. Túc Tam Lý cũng là một trong “Tứ tổng huyệt”, chủ trị bệnh khí hóa, kinh lạc và tạng phủ của bệnh, đó cũng là Du huyệt không thể thiếu trong việc thay đổi khí quan ở tạng phủ có liên quan tới vị, đối với chức năng cải thiện của Vị (Đại Tiểu trường) và Tỳ, tiêu trừ rối loạn chức năng của Tỳ vị sinh ra hội chứng Tỳ vị, có công hiệu rất tốt. Người trên 30 tuổi thường cứu huyệt này để phòng chữa bệnh nâng cao sức khỏe.
    • <<Châm cứu chân túy>> Trạch Điền Kiện: Yếu huyệt trị bệnh dạ dày, trường hợp dư chất chua trong dạ dày không dùng huyệt này.
    • <<Tân biến thực dụng châm cứu học>> Lý Văn Hiến: Trẻ con chưa được 7 tuổi chưa nên cứu ở Túc Tam Lý.
    • Theo kinh nghiệm của Soulie de Morant, Leprince và Foveau de Courmelles (Pháp), ở huyệt Túc Tam Lý có điện thế rất mạnh, và nên dùng huyệt Túc Tam Lý để bổ, nên cứu vào buổi sáng kết quả thường tốt hơn vào buổi chiều.
    • Theo kinh nghiệm của Soulie de Morant, bổ huyệt Túc Tam Lý trong khi thể chất mệt mỏi, tinh thần bệnh nhân cũng đâm ra hay lo, hay sợ, dễ cảm động, buồn bã, ưu sầu, hay thở ra, bất bình với chính mình và tất cả vì thiếu phần linh hoạt, vui vẻ, mau lẹ, lại cũng chẳng thấy gì là có ý nghĩa hứng thú. Dùng thêm huyệt Nội quan, Thiếu hải, Cưu vỹ, Túc Tam Lý (tả) trị những chứng tâm thần kích động (nổi nóng, nổi điên, cười, la, hét, hay cử động luôn tay luôn chân). Dùng thêm: Thân mạch, Ngoại Lăng, Cưu vỹ, Đại lăng, nếu có lo sợ thì thêm Nội quan (bổ) và Đại đô, nếu vì yếu mỏi, thì thêm các huyệt hưng phấn (bổ), nếu cảm thấy trong mình có cảm giác sung mãn và nóng nảy thì thêm Thái SQ nhiều hơn buồn, bổ Túc Tam Lý, tả Thiếu hải. Nếu buồn nhiều hơn sợ thì bổ Thiếu hải, tả Túc Tam Lý. Huyệt Túc Tam Lý có tác dụng tả nơi hữu dư để bổ vào chỗ bất túc điều hòa ngũ tạng trong một lúc.
    • <<Phối huyệt khái luận giảng nghĩa>>: Thường kết hợp Túc Tam Lý và Tam âm giao, vì Túc Tam Lý là Hợp huyệt của Túc Dương minh Vị kinh, có tác dụng thăng dương, ích vị, ôn trung, tán hàn – Huyệt Tam âm giao là hội huyệt của Túc Thái âm Tỳ kinh, Túc Quyết âm can kinh và Túc Thiếu Lâm Thần kinh nó có tác dụng tư âm kiện tỳ, hoạt huyết khử ứ. Vả lại, Vị có chủ về thu nạp cốc khí, Tỳ chủ về vận hóa. Kết hợp 2 huyệt này lại sẽ khởi phát được dương khí của trung tiêu, kiện tỳ, rưới thấm âm dịch làm sung túc cho Vị dịch. Khi khí huyết được điều hòa, kinh mạch được thông sướng. Tỳ vị được kiện vận thì việc ăn uống sẽ tăng lên, khi nguồn sinh hóa được sung túc thì tà khí không xâm nhập được,
    • <<Phối huyệt khái luận giáng nghĩa>>: Túc Tam Lý là huyệt Thổ ở trong Thổ vì Tỳ vị ở trong Ngũ hành thuộc về Thổ, trong ngũ du huyệt thì Túc Tam Lý cũng thuộc Thổ. Vì thế, nó được coi như là “Thổ trong Thổ”. Túc Tam Lý là hợp huyệt của kinh Túc Dương minh Vị. Thổ có thể sinh ra vạn vật lại cũng có thể làm cho nát thối vạn vật. Vị là biển của ngũ cốc là gốc của hậu thiên, ngũ tạng lục phủ của con người đều nhờ vào sự vượng suy của Vị khí để doanh dưỡng cho mình, nếu có đủ Vị khí thì sinh, thiếu Vị khí thì chết. Do đó, huyệt Túc Tam Lý có thể làm kiện Vị khí và bổ sự hư tổn của tạng phủ, nó có giá trị như “Độc sâm thang”, vì thế người ta cho huyệt Túc Tam lý là huyệt bảo dưỡng cho toàn thân vậy.
    • <<Trường Đại học quân y Trung Quốc>>: Châm huyệt Túc Tam Lý của thỏ, thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng nhiều nhất.
    • <<Bộ môn sinh vật Y học viện Bắc kinh>>: Châm huyệt Túc Tam Lý có thể làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu và làm cho chỉ số nuốt vi trùng của thực bào tăng thêm 1 – 2 lần.
    • <<Y học viện Bắc kinh>>: Chấm huyệt Túc Tam Lý cho người khỏe mạnh chỉ thấy số thực bào của bạch cầu đối với tụ cầu trùng vàng tăng 1 – 2 lần. Cứu chỉ tăng 0,5 lần. Sau 24 giờ tăng cao nhất – Làm điện châm huyệt Túc Tam Lý trên động vật khỏe cũng thấy chỉ số thực bào của bạch cầu tăng, sau 3 – 6 giờ lên cao nhất, duy trì một thời gian, 48 giờ sau còn khá mạnh. Nếu chỉ châm không, kết quả thấp hơn, 48 giờ sau đã hết. Nếu dùng cứu kết quả càng kém hơn.
    • <<Viện nghiên cứu Trung y Thiềm Tây – Trung Quốc>>: Chấm huyệt Túc Tam Lý và Đại Chùy của thỏ thấy khả năng thực bào của bạch cầu tăng.
    • <<Trường Đại học Y khoa Cát lâm – Trung Quốc>>: Chấm huyệt Túc Tam Lý, Đại Chùy, đốt sống lưng thứ 17, Thận du, Can du, Đởm du của động vật thấy nâng cao được năng lực thực bào của hệ nội võng mạc.
    • <<Trường Đại học Y khoa Cát lâm – Trung Quốc>>: Dùng vaccine tam liên thương hàn, tiêm vào huyệt Túc Tam Lý 2 lần để phòng bệnh, mỗi lần 0,1 ml (bằng 1/3 liều tiêm dưới da) mỗi tuần châm tiếp 3 lần, thử máu 3 lần. Thấy hiệu quả tan khuẩn cao hơn lô chứng, thời gian duy trì dài hơn lô chứng.
    • <<Y học viện Đại liên Nam kinh 1. bệnh viện Từ quảng thuộc Y học viện Thượng Hải 2 – Trung Quốc>>: Khi chấm huyệt Túc Tam Lý nhu động của ruột mạnh hơn và nhanh hơn.
    • <<Tạ Trúc Phiên – Trung Quốc>>: Khi châm huyệt Túc Tam Lý có thể làm tăng nhu động của trực trường.
    • <<Thấm Vĩnh Khang, Trần Vĩnh Ninh – Trung Quốc>>: Khi chấm vào 2 huyệt Túc Tam lý và Lan vĩ thì thấy co bóp của dạ dày và ruột thay đổi trong 93.6% các trường hợp. Còn châm vào chỗ không có huyệt và kinh thì 95,3% các trường hợp không có gì thay đổi rõ rệt.
    • <<Y học Viện Bắc kinh>>: Dùng quang tuyến X để quan sát, khi châm vào huyệt Túc Tam Lý của chó, thấy châm có thể ức chế sự hoạt động của dạ dày rỗng không.
    • <<Y học viện Triết giang – Trung Quốc>>: Dùng Novocain 0,25% tiêm vào huyệt Túc Tam lý của chó, thấy dạ dày co bóp nhanh lên.
    • <<Viện Khoa học Y học – Trung Quốc>>: Gây phản xạ có điều kiện cho chó bằng ăn kết hợp với chấm huyệt Túc Tam Lý. Khi phản xạ có điều kiện hình thành, nếu châm vào các huyệt khác của Vị kinh, phần nhiều đều xuất hiện phản ứng tiết dịch vị như châm huyệt Túc Tam Lý. Nếu châm vào những huyệt ở kinh khác, không thấy có phản ứng trên.
    • <<Bệnh viện Thám dương – Trung quốc>>: Châm các huyệt Túc Tam Lý, Can du, Đởm du của thỏ thấy hoạt động tuyến yên tăng cường.
    • <<Bệnh viện Quảng từ thuộc y học viện Thượng Hải 2 – Trung Quốc>>: Châm các huyệt Túc Tam Lý và Lan vĩ làm tăng bạch cầu, nhưng nếu cắt bỏ tuyến yên thì sự thay đổi của bạch cầu không rõ ràng nữa.
    • <<Lý Canh Vinh – Bệnh viện Thám dương Trung Quốc>>: Châm các huyệt Túc Tam Lý, Can du, Đởm du của thỏ, thấy hoạt động của tuyến thượng thận tăng cường, trọng lượng tuyến tăng lên, vỏ tuyến dầy ra.
    • <<Môn sinh lý học Y học viện Thẩm dương Trung Quốc>>: Dùng phương pháp đo lường sinh vật học, thấy khi chấm huyệt Túc Tam Lý của thỏ, có thể làm cho adrenaline tiết ra nhiều hơn. Kế tiếp nếu cắt dây thần kinh đến huyệt đi rồi châm thì mất đi phản ứng tăng tiết adrenaline.
    • <<Y học viện Thượng hải, Trường Đại học Phục dán, Học viện Trung y Thượng Hải, Viện khoa học Trung Quốc>>: Trên những người bị bí đái do liệt tủy sống, nếu châm các huyệt có ảnh hưởng tới Bàng-quang ở dưới vùng bị tê liệt thì có sự biến đổi của áp lực bàng quang, còn châm các huyệt ở trên vùng bị tê liệt thì không gây nên biến đổi gì. Hay trên người bị liệt tủy sống mà sôi bụng khi chấm huyệt Túc Tam Lý, ở trong vùng bị liệt, tuy người bệnh không nhận thức được cảm giác đắc khí, song vẫn chưa được sôi ruột. Như vậy, những phản ứng của châm cứu không nhất định phải có sự tham gia của vỏ não.
    • <<Ngụy Bảo Linh Quốc>>: Chấm huyệt Túc Tam Lý làm cho điện tâm đồ thay đổi. Nếu gây tê tủy sống rồi mới châm thì thay đổi của điện tâm đồ không có nữa
    • <<Y học viện Bắc kinh>>: Khi chấm huyệt Túc Tam Lý không thấy có biến đổi điện não đồ như khi không phong bế huyệt
    • <<Y học viện Triết giang – Trung Quốc>>: Chỉ dùng Novocain 0,25% tiêm vào huyệt Túc Tam Lý, vẫn gây tăng co bóp của dạ dày.
    • <<Tạng Ích Dân, Lý Huệ Khanh – Trung Quốc>>: Phong bế cục bộ dây thần kinh tọa rồi châm huyệt Túc Tam Lý, phản ứng tăng bạch cầu cũng còn nhưng rất yếu
    • <<Y học viện Đại liên Trung Quốc>>: Châm vào huyệt Túc Tam Lý của vật thí nghiệm, nhu động của ruột mạnh và nhanh thêm. Nếu chỉ thắt hoặc cắt đứt mạch máu cục bộ, phản ứng vẫn như cũ. Nếu đồng thời cắt đứt cả dây thần kinh hông và đùi thì không còn phản ứng nhu động ruột nữa. Sau đó Y học viện Nam kinh – Trung Quốc, cùng với thí nghiệm này, nếu chỉ cắt dứt dây thần kinh hông và đùi, vẫn giữ lại thần kinh vách mạch máu, cùng vẫn làm mất phản ứng nhu động của ruột.
    • <<Tụ phục Phiên – Trung Quốc>>: Phong bế làm mất tác dụng tăng nhu động trực trường của động vật thí nghiệm, khi châm vào huyệt Túc Tam-ly
    • <<Bệnh viện Quảng từ, Y học viện Thượng hải 2 Trung Quốc>>: Nếu cắt bỏ những sợi giao cảm quanh động mạch thẹn rồi châm vào huyệt Túc Tam Lý và Lan vĩ của Thỏ, thì tác dụng tăng bạch cầu không xảy ra được nữa.
    • <<Thẩm Vĩnh Khang, Trấn Vinh Minh Trung Quốc>>: Mổ bụng thỏ để quan sát tác dụng của châm huyệt Túc Tam Lý và Lan vĩ, thấy châm có thể làm thay đổi nhu động của dạ dày và ruột thỏ, nếu cắt vòng da ở vùng bẹn, cắt: dây thần kinh hông, dây thần kinh đùi, cắt đứt tất cả các cơ đùi ở vùng bẹn, cắt đứt xương đùi, thậm chí phá bỏ cả võ nào, chỉ giữ lại động mạch thẹn ngoài, rồi châm, thấy phần lớn phản ứng nhu động của dạ dày và ruột vẫn tồn tại. Nhưng nếu chỉ cắt đứt động mạch thẹn ngoài, hoặc dùng acid carbonic bồi quanh thành mạch, thì 93.2% các trường hợp thực nghiệm không còn phản ứng nhu động của dạ dày và ruột nửa
    • 48, Phương Vân Bằng – Trung Quốc>>: Khi châm du huyệt ở lưng, hoặc huyệt Túc Tam Lý, thấy nổi lên những điểm đó gần đúng với đường kinh Bàng quang hay Vị.
    • <<Viện nghiên cứu Trung y Thiếm tây – TQ>>: Gây u mang thực nghiệm trên lưng chuột cống trắng, rồi châm cứu huyệt Túc Tam lý trong 8 ngày, mở kiểm tra, thấy châm cứu có tác dụng chống lại sự thẩm tiết chất dịch vào u nang; lượng nước trong mỗi u nang của lô châm là 3.45ml, trong mỗi u nang của lô chứng là 3.59 ml, trong mỗi u nang của lô chứng là 7,03 ml.
    • <<Viện nghiên cứu Trung y Thiếm Tây Trung Quốc>>: Trên động vật, tạo ra những ổ viêm gây sốt kéo dài, châm và huyệt Túc Tam Lý hàng ngày, thấy thời kỳ đầu lô châm hạ nhiệt độ rõ rệt so với lô chứng. Nhưng nếu châm liên tục. đến thời kỳ cuối của quá trình sốt, châm không còn có tác dụng hạ nhiệt nữa.
  • Phối huyệt:
    • Phối Trung phong, Thái xung trị đi bộ đau nhức khó khăn (Ngọc long).
    • Phối Bất dung trị tích khí (Tư sinh).
    • Phối Độc tỵ, Tất quan, Dương Lăng-tuyên trị đau đầu gối (Đại thành).
    • Phối Thái bạch, Chương môn trị đau dạ dày, ăn uống kém (Tư sinh).
    • Phối Hạ Cự-hư Dương Lăng-thuyền, Nội quan trị viêm tụy tạng
    • Phối Hợp cốc, Nội quan, Trung quản, Thiên Khu, Đại trường du, Thứ liêu trị tắc ruột cấp tính.
    • Phối Hợp cốc, Thiên khu, Quan nguyên trị tiêu hóa kém.
    • Phổi Trung quản, Gian sứ trị nôn mửa.
    • Phối Nội quan, Hợp cốc, Trung quản trị co thắt thực đạo.
    • Phối Trung quản, Khúc trì trị sinh căng bụng do Ít te ri.
    • Phối Tam âm giao, Hợp cốc, Nội quan trị táo bón.
    • Phối Hoàn khiêu, Phong thị trị tê chân.
    • Phối Đại Môn (cứu) trị sản hậu bất tỉnh nhân sự.
    • Phối Đại chim, Cao hoang. Thận du trị bại.
    • Phối Khâu khư trị quáng gà.
    • Phối Bách hội, Trung quản trị khí hư hạ hãm.
    • Phối Trung quản, Dương Lăng Tuyền trị đau dạ dày.
    • Phối Thiên Khu trị ỉa chảy.
    • Phối Nội quan, Trung quản trị nôn mửa ăn vào mửa ra.
    • Phối Thiên Khu, Khí hải trị đau bụng ỉa chảy mãn tính.
    • Phối Phong trì trị hoa mắt choáng đầu.

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo