Huyệt Hạ Cự Hư – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:
    • “Hạ” có nghĩa là dưới, trái với nghĩa “Thượng” ở trên “Thượng Cự-hư”. Ở đây nói đến phần dưới của chân.
    • “Cự” có nghĩa là lớn, vĩ đại
    • “Hư” có nghĩa là chỗ trống, ý nói đến khoảng cách giữa xương chày và xương mác.
    • Huyệt nằm ở nơi chỗ hõm của chân dưới, nó cũng là “Hạ hợp huyệt” của kinh Thủ Thái dương Tiểu trường, thường biểu hiện sự rối loạn của Tiểu trường. Do đó mà có tên là Hạ Cự-hư (chỗ trống lớn ở dưới).
  • Tên khác:
    • Tác chi Hạ-liêm, Cự-hư hạ liêm, Hạ liêm.
  • Vị trí:
    • Ngồi ngay vểnh bàn chân xoay ra ngoài để lộ các khe cơ, xác định huyệt Túc Tam Lý rồi do xuống 6 thốn. Huyệt nằm trong khe giữa cơ cẳng chân trước và cơ duỗi chung các ngón chân.
  • Giải phẫu, thần kinh:
    • Dưới huyệt là cơ duỗi chung các ngón chân và khe giữa cơ cẳng chân trước, ở sâu là bó trong cơ duỗi dài riêng ngón chân cái, khe giữa xương chày và xương mác
    • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
  • Chủ trị:
    • Tại chỗ, Theo kinh: Thấp khớp, cước khí, liệt chi dưới,
    • Toàn thân: Bệnh thuộc trường vị, ăn kém, viêm ruột cấp mãn tính, viêm gan cấp mãn tính.
  • Phương pháp châm cứu
    • Châm: Thẳng, sâu 1 – 2 thốn
    • Cứu: 5 – 7 lửa.
    • Ôn cứu: 5 – 20 phút.
  • Tham khảo:
    • <<Linh khu – Ta khí tạng phủ bệnh hình>> ghi rằng: “Bệnh của Tiểu trường làm cho bụng dưới đau, đau thắt lưng làm hai hòn dái cũng bị đau, có khi phải nghiêng ra phía sau mới dễ chịu, có khi trước tại bị nhiệt … như thế là bị mạch hảm, ấy là những chứng hậu bệnh của Tiểu trường. Bệnh của kinh Thủ Thái dương nên chọn Cự-hư hạ liêm”
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 8 ghi rằng: “Đau ở bụng dưới, đại tiện ra lỏng kèm thức ăn, giữa ngón tay thứ hai nóng, nếu mạch hãm thì sốt lạnh mình đau, môi khô, không ra mồ hôi, lông khô, teo thịt ít khí, bên trong có nội nhiệt, không muốn cử động, tiết ra chất mũ máu, đau thắt lưng dẫn tới bụng dưới, sợ sệt, nói bậy nói cuồng, dùng huyệt Cự hư hạ liêm làm chủ”.
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 12 ghi rằng: “Nhọt vú, hồi hộp, tý chứng, nặng cẳng chân, mu bàn chân không rút lên được, đau gót chân, dùng Cự hư hạ liêm làm chủ”.
    • <<Tư sinh>> ghi rằng: “Hạ liêm, Huyền chung, trị vị nhiệt không thích ăn.
    • <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Hạ Cự Hư chủ về khí Tiểu trường bất túc, mặt không có nhan sắc, liệt nửa người, liệt bàn thối, chân vịt không mang dép được, thịt róc, thương hàn trong vị có nhiệt, không muốn ăn, tiết mũ máu, hông sườn bụng dưới khống chế tới hòn dái gây đau, có khi phải nghiêng ra sau mới dễ chịu, có khi trước tai bị nhiệt. Nếu hàn quá, nếu chỉ nóng nhiều ở trên vai và ngón tay thứ sưng nóng, nói bậy cuồng ngôn, nhọt vú ở đàn bà, mu chân không nhấc lên được, đau gót chân”.
    • Theo “Linh khu – Bản du” ghi huyệt này còn có tên là Cự-hư hạ liêm.
    • Hạ Cự Hư có sách ghi là “Hạ hợp” huyệt của Tiểu trường.
  • Phối huyệt:
    • Phối Hợp Khê, Thận du trị sườn ngực tức đầy làm cho đau bụng (Đại thành).
    • Phối Thượng liêm trị tiểu vàng (Tư sinh).
    • Phối U môn, Thái bạch trị kiết lỵ (Tư sinh).
    • Phối Huyền chung trị ăn kém do Vị nhiệt (Tư sinh).
    • Phối Túc Tam-ly, Trong quản trị sình bụng, đau dạ dày.
    • Phối Thiên Khu trị ỉa chảy.
    • Phối Tiết-trường du trị ỉa lỏng kèm theo thức ăn.
    • Phối Dương Lăng Tuyền trị đau bụng quanh rốn.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo