Huyệt Thái Uyên – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:

     

    • “Thái” có nghĩa là 1 cái gì đó quá mức bình thường
    • “Uyên” chỉ cái gì rộng rãi mà sâu xa, nơi nước sâu, cá tập trung
    • Huyệt nằm ở thốn khẩu và là nguyên huyệt của Phế kinh lại là nơi đại hội của mọi mạch, khí của các mạch đều đổ về đó cho nên nó tên là Thái Uyên (ao sâu rộng)

 

  • Đường kinh: Thủ thái âm phế

 

  • Vị trí:

     

    • Khi điểm huyệt lật bàn tay lui ra sau, huyệt ở chỗ hõm trên nằn chỉ mạch tay quay

 

  • Giải phẫu thần kinh:

     

    • Dưới huyệt là rãnh mạch tay quay, cấu tạo bởi gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngắn ngón tay cái, gân cơ gan tay to và gân cơ gấp trung nông các ngón tay, gân cơ gấp dài ngón cái và xương thuyền
    • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6

 

  • Đặc tính:

     

    • Nguyện huyệt của Phế, hội huyệt của mạch, du huyệt thuộc thổ
    • Huyệt “Bổ” của kinh Phế.
    • Huyệt quan trọng để bổ Phế khí và Phế âm, đặc biệt trong bệnh lý mạn tính của Phế

 

  • Công năng:

     

    • Khu phong hóa đàm, lý Phế chỉ khái, thanh tập Phế khí ở thượng tiêu

 

  • Chủ trị:

     

    • Tại chỗ: bệnh thuộc tổ chức mềm quanh khớp cổ tay
    • Theo kinh: ho gà, viêm khí quản, dịch cúm
    • Toàn thân: đau ngực

 

  • Phương pháp châm cứu

     

    • Châm: thẳng, từ mặt bên trong lòng bàn tay, hướng mũi kim đến mặt bên lưng bàn tay sâu 0.3-0.5 thốn. tại chỗ có cảm giác căng tức
    • Cứu: 1-3 lửa
    • Ôn cứu: 3-5 phút

 

  • Tham khảo:

     

    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: "Bệnh ôn mình nóng, hơn 5 ngày mà mồ hôi chưa ra được nên châm Thái uyên lưu kim 1 giờ, nếu chưa đầy 5 ngày thì cấm không được châm".
    • <<Giáp Ất>> quyển thứ 8 ghi rằng: "Chúng tý quyết vai ngực tức đau, trong mắt có vảy trắng che lấp, nóng trong lòng bàn tay, khi nóng khi lạnh, đau lan tới khuyết bồn nhiều lần, suyễn khó thở, đau phía trong cánh tay, tức nóng khó chịu ở phần trên cách mô, dùng Thái uyên để trị".
    • <<Giáp ất>> quyến thứ 11 ghi rằng: "Cuồng ngôn nói bậy, dùng Thái uyên để trị". Lại ghi tiếp: "We ra máu , lạnh cơn họng khô, dùng Thái uyên để trị".
    • <<Giáp Ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: "Miệng méo châm Thái uyên".
    • <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: "Chủ trị chứng hung tý khí nghịch lên, thích ọe, nôn ra thức ăn thức uống, buồn bực không ngủ được, phổi căng phình, đau phía trong cánh tay, mắt sinh vảy trắng, mắt đỏ đau, khi sốt khi lạnh, đau lan tới khuyết bồn, nóng trong lòng bàn tay, đau lạnh ở vai lưng, suyễn không thở được, ợ hơi lên, đau tim mạch sáp, ho ra máu, nôn ra máu, phát lạnh, họng khô, nói bậy phát cuồng, méo miệng, nước tiểu đổi màu".
    • <<Tạp bệnh huyệt pháp ca>> ghi rằng: "Đau chính giữa hoặc hai bên đầu, khi dùng hai huyệt Liệt khuyết, Thái uyên không được dùng phép bổ. Dùng kết hợp hai huyệt này làm giảm được chứng đau nhức ở hai vú" (Thiên chính đầu thống tả hữu châm; Liệt khuyết, Thái uyên bất dụng bố. Thái uyên, Liệt khuyết huyệt tương liên, năng khu khí thông thích lưỡng nhữ).
    • Căn cứ theo "Linh khu – Bản du" ghi rằng huyệt Liệt khuyết là Du huyệt của kinh Thủ Thái âm. Liệt khuyết còn là Nguyên huyệt và một trong Bát hội huyệt. Mạch hội ở huyệt Thái uyên.

 

  • Phối huyệt

     

    • Phối Liệt Khuyết trị ho, phong đàm
    • Phối thần môn trị ợ hơi nghịch lên
    • Các chứng xuất huyết (huyệt Hội của mạch).
    • “Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi: “Nhiệt bệnh mồ hôi vẫn ra mà mạch lại thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế (P.10), Thái Uyên (P.9), Đại Đô (Ty.2), Thái Bạch [Ty.3], châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì ra mồ hôi (Linh Khu 23. 30).
    • “Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Chứng Quyết tâm thống, nếu nằm hoặc nhàn rỗi thì Tâm thống được giãn, bớt, khi nào hoạt động thì đau nhiều hơn, không biến sắc mặt, gọi là chứng ‘Phế Tâm thống’, thủ huyệt Ngư Tế, Đại Uyên” (Linh Khu 24. 15).
    • “Phế chủ, Đại trường khách : Thái âm nhiều khí ít huyết, ngực tức, lòng bàn tay nóng, ho suyễn, vùng khuyết bồn đau, khó chịu, cuống họng khô đau, mồ hôi ra, phía trước vai và 2 vú đau, đờm kết ở ngực, hụt hơi. Sở sinh bệnh tìm huyệt gì? Bảo rằng huyệt Thái Uyên + Thiên Lịch [Đtr.6]” (Thập nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc).

 

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo