I. Khái niệm:
Chứng Thủy ẩm ứ đọng ở trong là tên gọi chung cho những chứng trạng do sự vận hành và phân bố thuỷ dịch ở trong cơ thể mất bình thường; nước ứ đọng thành chứng Ẩm, thuỷ ẩm tích tụ ở ngực bụng, Vị Trường hoặc chân tay cơ thể, ở từng bộ vị khác nhau, sách Kim quỹ yếu lược gọi là Đàm ẩm. Gây nên chứng này do dương khí hư không vận chuyển, khí hoá không lợi mà Âm ứ đọng gây nên bệnh, thường gặp nhiều chứng này trong nội thương Tạp bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng Thuỷ ẩm ứ đọng ở trong là trong Dạ dầy có tiếng nước óc ách, bụng sôi xùng xục, chân tay thũng nặng, ngực khó chịu, đau sườn, ho khạc cũng đau nhói, suyễn thở đoản hơi, nôn mửa ra bọt rãi, vùng lưng có mảng lạnh bằng bàn tay, chóng mặt hoa mắt, mặt hơi phù, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền hoặc Trầm Huyền.
Chứng này gặp tản mác trong các bệnh Đàm ẩm, Huyền ẩm, Dật ẩm, Chi ẩm và Huyễn vậng.
Cần phân biệt chẩn đoán với chứng Đàm, chứng Thuỷ thấp tràn lan.
II. Phân tích:
Chứng này vì bộ vị thuỷ ẩm ứ đọng khác nhau, Tạng phủ bị tà khí xâm phạm cũng không giống nhau, cho nên về cơ chế gây bệnh và biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ khác nhau.
– Ví dụ như Thuỷ ẩm ứ đọng ở Vị Trường phần nhiều do ăn uống không điều độ, hoặc mệt nhọc nội thương, Tỳ Vị bị tổn hai, trung dương không mạnh, Tỳ mất sự kiện vận, nước đọng lại thành Ẩm, phát sinh bệnh Đàm Âm, chứng trạng phát sinh ở người vốn béo giờ lại gầy, vùng bụng trướng đầy và đau, trong Dạ dày có tiếng nước, ruột cũng có tiếng óc ách, miệng khô lưỡi ráo, mặt mắt phù nhẹ, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện khô kết, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác; điều trị nên phân tiêu Thuỷ ẩm thúc đẩy khoi nước chẩy xuôi, cho uống bài Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn (Kim quỹ yếu lược) gia giảm.
– Lại như thủy ẩm ứ đọng ở ngực sườn, phần nhiều do hàn thấp xâm phạm, kinh mạch bị nghẽn, đường mạch của Can phân bố ở hai bên sườn, đường Lạc của Can bất hoà, Phế không túc giáng, sự thăng giáng khí cơ không lợi, ẩm tà ứ đọng không lui, phát sinh bệnh Huyền ẩm, có triệu chứng họ nhổ cũng đau, đau lan toả từ dưới sườn tới Khuyết bồn, mỗi khi ho, xoay chuyển hoặc hô hấp thì đau càng tăng, đoản hơi thở gấp, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Huyền; điều trị nên công trục thuỷ ẩm, chọn dùng bài Thập tảo thang (Kim quỹ yếu lược) gia giảm.
– Thuỷ ẩm ứ đọng ở vùng ngực và Phổi, phần nhiều do đàm ẩm vốn thịnh, lâu ngày không chữa khỏi lại cảm nhiễm ngoại tà, Phế khí không được tuyên giáng thanh túc, ẩm tà theo khí nghịch lên gây nên bệnh Chi ẩm, có chứng trạng ho nghịch phải ngồi dựa mà thở, đoản hơi không nằm được, người như phù nhẹ đờm có nhiều bọt trắng, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch Huyền Khẩn, điều trị theo phép ôn phế hoá ẩm, dùng bài Tiểu thanh long thang (Kim Quỹ yếu lược) gia giảm.
– Lại như Thuỷ ẩm tràn ngang ra tay chân, đa số là vốn có ẩm tà, lại cảm nhiễm ngoại cảm, tấu lý bị vít tắc đến nỗi thuỷ ẩm tràn ra cơ biểu gây nên chứng Dật ẩm, có chứng trạng tay chân phù nhẹ, đáng ra mồ hôi mà không ra được mồ hôi, mình mẩy đau nhức nặng nề, nếu là biểu hàn lý ẩm đều thịnh còn có thêm các chứng phát sốt, sợ lạnh, đờm có nhiều bọt trắng, khái suyễn v.v. điều trị nên phát hăn giải biểu, ôn hoá lý ẩm, cho uống Tiểu thanh long thang gia giảm. Nếu ẩm tà bị uất lại mà hoa nhiệt, có thể thấy các chứng phát sốt, phiền táo, họng khô, rêu lưỡi trắng vàng lẫn lộn, mạch Phù mà Huyền Sác, điều trị nên phát hãn giải biểu kết hợp với thanh uất nhiệt để hoá ẩm tà, chọn dùng bài Đại thanh long thang (Kim quĩ yếu lược) gia giảm.
– Âm tà ứ đọng ở dưới Tâm, Tỳ dương không mạnh, thuỷ ẩm nghịch lên, ẩm tà tràn lan, dương khí bị lấn át không thắng lên được, gây nên bệnh. Huyễn vậng có chứng trạng hoa mắt chóng mặt, lờm lợm muốn nôn mửa, ho khan khí nghịch, dưới Tâm có đàm ẩm, ngực sườn nghẽn đầy, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt, điều trị theo phép Kiện Tỳ hoá ẩm làm phấn chấn trung dương, cho uống Linh quế truật cam thang hợp với Trạch tả thang (Kim quỹ yếu lược) gia giảm.
Chứng Thuỷ ẩm ứ đọng ở trong phần nhiều do âm thịnh dương vị, là chứng bệnh Bản hư Tiêu thực. Ẩm là Âm tà. gặp hàn thì ngưng đọng, khí hậu mùa Thu Đông lạnh và mát rất dễ phát bệnh, nhất là hay phát sinh ở người thể chất vốn dương hư, ở người hay uống nhiều nước và người uống rượu vô độ. Bởi vì dương không hoá khí, khí không hoá ẩm. Tỳ dương không mạnh, thuỷ ẩm cũng không hoá được. Sách Kim quỹ yếu lược có những bệnh danh Lưu ẩm và Phục ẩm. Nói Lưu ẩm là chỉ thuỷ ẩm lưu đọng không lui, nói Phục ẩm là chỉ thuỷ ẩm tiềm phục đã phát nhiều lần. Cái ẩm hoặc Lưu hoặc Phục, là do ẩm tà lưu đọng kéo dài mà đặt tên, nó cũng thuộc phạm vi bốn loại Ẩm đã nói ở trên, chẳng qua chỉ là bệnh trình dài hơn, bệnh tà ngoan cố vào sâu hơn mà thôi.
Chứng này vì phân bố vận hoá thuỷ dịch thất thường, khí hoá không lợi, cho nên có quan hệ chặt chẽ với Phế, Tỳ, Thận, Tam tiêu, tựu trung Tỳ Thận dương hư, dương khí không được thư sướng lại là mấu chốt quan trọng làm cho ẩm ứ đọng không hoá được.
Do dương khí bất túc mà thuỷ ẩm ứ đọng ở trong, công năng bảo vệ bên ngoài xút kém, cho nên các tà khí phong hàn, thử thấp dễ xâm phạm nên xuất hiện kiêm chứng lẫn lộn. Nếu là phong hàn ở ngoài xâm phạm, có thể do tân cảm dẫn động phục ẩm, không những có các chứng trạng ẩm tà ứ đọng ở trong gây nên ngực bụng trướng, mình nặng khái suyễn v.v. mà còn thấy các biểu chứng phong hàn bó ở ngoài gây nên phát sốt sợ lạnh, khớp xương đau nhức v.v. Nếu có kiêm thử thấp, còn thấy các chứng lợm long nôn mửa, miệng khát không muốn uống nước, tâm phiền.
Khi đã xuất hiện kiêm chứng, trong điều trị, cần phải chiếu cố cả biện pháp khư tà hoá ẩm. Trong diễn biến của bệnh này, có thể thấy những chứng trạng ẩm tà ứ đọng không rút, Tỳ Dương hư yếu, biểu hiện tinh thần khốn quẫn tay chân nặng nề, kém ăn đại tiện lỏng, nôn mửa rãi trong, dưới Tâm đầy tức, hồi hộp, vùng lưng có mảng giá lạnh lớn bằng bàn tay. Nếu ẩm tà ứ đọng dài ngày, Tỳ hư ảnh hưởng tới thận sẽ dẫn đến chứng Thận dương hư, Thận hư thì khí hoá không lợi, không có gì sưởi ấm làm bốc hơi thuỷ dịch, sẽ biểu hiện cơ thể ớn lạnh, tay chân lạnh, mửa ra rãi trong, dưới rốn rung động, suyễn thở đoản hơi, mỏi lưng choáng váng, tiểu tiện không lợi v.v.
Lại có trường hợp ẩm tà xâm phạm Tâm Phế, nếu Thân dương bất túc, hàn tà ứ đọng ở trong, âm thịnh dương vị, dương hư thuỷ tràn lan, hình thành tình huống “hàn ẩm xạ Phế”, có triệu chứng khái suyễn thở gấp không nằn ngửa được, hễ động làm thì suyễn tăng, đờm nhiều có bọt trắng, cơ thể ớn lạnh, tay chân lạnh, mặt và chân tay phù thũng, tiểu tiện trong trắng v.v
Nếu Tỳ Thận dương hư, thuỷ ẩm ứ đọng ở trong, dương không hoá khí, khí không lưu thông được nước sẽ xuất hiện tình huống “thuỷ khí lăng tâm” có chứng trạng hồi hộp, chóng mặt buồn nôn, ngực bụng bĩ đầy, chi dưới phù thũng, tiểu tiện không lợi. Sách Kim quĩ nói: “Bệnh Đàm ẩm nên dùng thuốc ấm để hoà” rõ ràng nêu ra ôn dương hoá ẩm là nguyên tắc điều trị chứng này. Nhưng trên lâm sàng không được dùng thuốc ôn táo thái quá hoặc dùng thuốc thẩm lợi vô độ, trái lại làm hao thương tân dịch và háo khí, không thể không thận trọng.
III. Chẩn đoán phân biệt:
– Chứng Thuỷ thấp tràn lan với chứng thuỷ ẩm ứ đọng ở trong, cả hai đều do âm thịnh dương vi, khí hóa không lợi dẫn đến vận hành thuỷ dịch bị thất thường mà biểu hiện biến hoá bệnh lý là thuỷ âm, thuỷ ứ đọng và thấp tà làm khốn đốn, hơn nữa đều có chứng trạng ngực khó chịu và mình nặng nề.
Nhưng chứng Thuỷ thấp tràn lân chủ yếu là thuỷ thấp ứ đọng tràn ra vùng cơ bắp dẫn đến mát mặt, chân tay và bụng đều phù thũng mang tính chất toàn thân, có chứng trạng mi mắt và mặt, chân tay hoặc toàn thân phù thũng, tiểu tiện sẻn ít, điểm khác nhau chủ yếu của chứng này với chứng thuỷ ẩm ứ đọng ở trong ở chỗ: 1) Chứng thuỷ ẩm tràn lan là chỉ Thuỷ khí tràn lan ra toàn thân. Còn chứng thuỷ ẩm ứ đọng là chỉ thuỷ ẩm ứ đọng ở cục bộ. 2) Hai chứng tuy đều biểu hiện lâm sàng là có thuỷ thấp ngăn trở ở trong, nhưng chứng thuỷ thấp tràn lan lấy thuỷ thũng và tiểu tiện không lợi làm chủ yếu; còn chứng thuỷ ẩm ứ đọng ở trong thì lấy chứng trạng ẩm tà ứ đọng ở ngực sườn và Vị Trường làm chủ yếu.
Còn như chân tay phù thũng thuộc chứng Dật ẩm, chủ yếu là chân tay phù thũng nặng và mức độ thũng trướng nói chung khá nhẹ, khác với chứng thuỷ ẩm tràn lan thũng trướng rõ ràng hơn thậm chí ấn vào ngập cả ngón tay.
– Chứng Đàm với chứng Thuỷ ẩm ứ đọng ở trong, cả hai đều do Tỳ dương không mạnh, tinh vi của thuỷ cốc không vận hoá được làm cho ẩm tà và đàm ngưng tụ, hơn nữa còn có chứng trạng họ mửa ra đờm rãi. Nhưng bệnh nhân bệnh cơ của chứng Đàm so với chứng thuỷ ẩm ứ đọng ở trong phức tạp hơn, ngoài những nguyên nhân gây nên đàm nói trên, còn có thể thấy chứng táo nhiệt hun đốt tân dịch thành đàm, hoặc khí huyết bất túc sinh đàm. Biểu hiện lâm sàng của chứng Đàm có khá nhiều, bởi vì đàm có thể tuỳ theo sự thăng giáng của khí cơ không đâu là không tới, vả lại có các bệnh danh như phong đàm, nhiệt đàm, hàn đàm, táo đàm, lão đàm … Điểm chủ yếu chẩn đoán phân biệt của chứng Đàm với chứng Thuỷ ẩm ứ đọng ở trong ở chỗ:
1) Nói chung cho rằng thuỷ dịch theo dương mà hoá ra Đàm, nói là “thấp nhiệt sinh đàm” cho nên đàm là chất kết dính nặng và đục; thuỷ dịch theo Âm mà hoá ra Ẩm , nói là “ẩm là âm tà” cho nên Ẩm là chất nước lỏng loãng nhạt nhẽo.
2) Chứng Đàm biểu hiện có toàn thân, bất luận tạng phủ kinh lạc không chỗ nào là đàm không tới, như khái thấu có đàm, nôn mửa ra đàm rãi, trong họng có tiếng đàm khò khè; đàm mê tâm khiếu; đàm nhiệt động phong; đàm hạch ngưng tụ; Đàm trôi vào kinh lạc v.v.. Mà chứng thủy ẩm ứ đọng ở trong chỉ là loại ẩm tà ứ đọng cục bộ.
3) Hai chứng bệnh tuy có chứng họ mửa ra đàm rãi; nhưng Đàm chứng còn có biểu hiện lâm sàng là đàm vô hình, cho nên lấy đó làm cơ sở biện chứng.
IV. Trích dẫn y văn:
– Người bệnh vốn béo bây giờ gầy, nước dồn vào ruột có tiếng óc ách, đó là Đàm ẩm. Sau khi uống nước trôi xuống dưới sườn, họ nhỏ cũng đau, đó là Huyền ẩm. Uống nước vào dồn tới tay chân, nên ra mồ hôi mà mồ hôi không ra, thân thể nặng nề đau nhức, đó là Dật âm Khái nghịch phải ngồi dựa mà thở, đoản hơi không nằm được có vẻ như phù thũng, đó là Chi ẩm (Đàm ẩm khái thấu bệnh mạch chứng tính trị – Kim quỹ yếu lược).
– Họ lâu tới vài năm không khỏi, Chi ẩm ngấm vào Phế gây nên họ; Âm lâu ngày không khỏi, thì ho kéo dài không dứt Nhưng Ẩm tuy suy mà chính khí không chống đỡ được cũng đã làm cản trở khí thanh dương, cho nên người ta khổ sở…đó là do Chi ẩm gây nên; Trừ được Âm thì bệnh khỏi. Nên mới nói “điều trị tập trung vào Ẩm”. (Đàm ẩm khái thấu bệnh mạch chứng trịKim quỹ yếu lược tâm điển).
– Ở đây bàn về năm nguyên nhân gây nên bệnh ẩm: Có khi do phẫn uất mà bị. Có khi do đói khó mà bị. Có khi do lo nghĩ mà bị. Có khi do uống quá nhiều mà bị. Có khi đang nóng bị tổn hại do lạnh mà bị. Chứng Ẩm tuy nhiều, đều không ra ngoài những nguyên nhân đó (Ẩm dương khứ thủy ôn bổ chuyển kịch luận – Nho môn sự thân).
– Đàm với Âm tuy đồng loại mà thực ra có khác nhau. Bởi vì ẩm thuộc loại thủy dịch, nôn mửa nước trong hoặc ngực bụng căng đầy, ợ hãng nuốt chua, có tiếng nước óc ách đều là phần thừa của thủy cốc ứ đọng không thông, gọi đó là ẩm. Đàm có chỗ khác với ẩm, ẩm trong vắt mà đàm dính đục. Ẩm tuy ứ tích ở Trường Vị mà đàm thì không đâu là không tới; Thủy cốc không hóa mà ứ đọng thành Ẩm, bệnh hoàn toàn do Tỳ Vị không nơi nào mà không tới mà hóa thành Đàm, năm tạng tổn thương đều có thể gây nên bệnh này. Cho nên điều trị bệnh này nên biết đến biện chứng và không thể không xét từ gốc bệnh (Đàm ẩm… Cảnh nhạc toàn thư).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Hồ Quốc Khánh
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y