ECG Nhịp nhanh xoang – Y Gia Quán

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Bệnh nhân nam, 57 tuổi.

Lý do vào viện
Đột ngột ngất.

Bệnh sử
Bệnh nhân nhập viện vì bắp chân phải sưng to và căng. Ngất xảy ra đột ngột trong phòng chụp Xquang sau khi anh ấy vừa đến để siêu âm Doppler vùng cẳng chân. Đoạn nhịp trên được ghi lại do nhóm cấp cứu ngưng tim cho bệnh nhân.

Tiền sử
Bệnh nhân nghỉ ngơi tại nhà sau khi chấn thương chân phải 3 tuần trước.

Khám lâm sàng
Bệnh nhân không đáp ứng- thang điểm Glasgow 3/15.
Mạch: Không bắt được.
Huyết áp: Không đo được
JVP: Tĩnh mạch cổ xẹp
Lồng ngực không cử động Bắp chân phải sưng đỏ.

CLS
CTM: Hb 14.1, B.CẦU 10.6, T.cầu 306.
U&E: Na 137, K 4.1, Urea 6.7, Creatinine 112.
XQ: Bình thường.

Câu hỏi:
1. Đoạn nhịp của ECG trên là gì?
2. Chẩn đoán lâm sàng là gì? Và nguyên nhân nào gây ra ?
3. Nên làm gì tiếp theo?

 

ĐÁP ÁN

Phân tích ECG:
Tần số: 108 bpm
Nhịp: Nhanh xoang
Trục QRS: Không xác định được
Các sóng P: Bình thường
Khoảng PR: Bình thường (195 ms)
Khoảng QRS: Bình thường (80 ms)
Các sóng T: Bình thường
Khoảng QTc: Hơi dài (456 ms)

Trả lời:
1. Đoạn nhịp ECG trên là nhịp nhanh xoang, 108 bpm.

2. Bệnh nhân đột ngột ngất và mất ý thức (Glasgow 3/15) kèm theo không phát hiện được cung lượng tim. Đây là tình trạng ngưng tim với hoạt động điện vô mạch (Pulseless electrical activity (PEA)), còn gọi là phân li điện cơ. Nguyên nhân gây ra theo tình huống lâm sàng trên là thuyên tắc phổi diện rộng, thứ phát gây ra bởi huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân phải.

3. Bệnh nhân được xử trí theo phác đồ hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao. Hoạt động điện vô mạch là loại rối loạn nhịp không thể sốc điện và quan trọng phải tìm kiếm và điều trị nguyên nhân nền.

Bàn luận:
• PEA xảy ra khi tim vẫn còn hoạt động điện học nhưng không tạo ra được nhát bóp hiệu quả.
• Quan trọng là phải nên nhớ rằng PEA có thể kết hợp với bất kì loại nhịp tim nào trong sự duy trì tuần hoàn bình thường. Chẩn đoán PEA vì thế không chỉ dựa vào ECG đơn thuần mà còn dựa vào lâm sàng của bệnh nhân không có nhát bóp hiệu quả mặc dù tim vẫn còn hoạt động điện học.
• Nguyên nhân của PEA bao gồm:
+ Giảm oxy máu
+ Giảm thể tích tuần hoàn hiệu quả
+ Tăng kali máu, giảm kali máu, giảm canxi máu, nhiễm toan máu, và các rối loạn chuyển hóa khác
+ Hạ thân nhiệt
+ Tràn khí màng phổi áp lực
+ Chèn ép tim
+ Ngộ độc
+ Huyết khối tắc mạch (thuyên tắc phổi, NMCT)).
• PEA được xử trí theo phác đồ điều trị không sốc điện của hội Hồi sức Anh (PEA và vô tâm thu).

 

Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo