TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Bệnh nhân nữ 18 tuổi.
Triệu chứng
Hồi hộp đánh trống ngực.
Bệnh sử
Khi hỏi bệnh thấy bệnh nhân tim đập nhanh, đặc biệt khi gắng sức và lo âu.
Gần đây cô bắt đầu nhập học 1 trường cao đẳng và stress vì việc học.
Tiền sử
Bình thường.
Khám
Mạch: 120 bpm.
HA: 118/76 mmHg.
JVP: Không nổi.
Tim phổi bình thường.
Không phù ngoại vi.
Xét nghiệm
CTM: Hb 12.9, B.CẦU 6.5, PLT 356.
U&E: Na 141, K 4.1, Urea 3.8, Creatinine 86.
Chức năng tuyến giáp bình thường.
XQ ngực bình thường.
Siêu âm tim: van tim và chức năng thất trái bình thường (EF 67%).
Câu hỏi:
1. ECG có hình ảnh gì?
2. Nguyên nhân có thể?
3. Điều trị?
ĐÁP ÁN
Phân tích ECG:
Tần số: 120 bpm
Nhịp: Nhanh xoang
Trục QRS: Bình thường (+35°)
Các sóng P: Bình thường
Khoảng PR: Bình thường (136 ms)
Khoảng QRS: Bình thường (98 ms)
Các sóng T: Bình thường
Khoảng QTc: Bình thường (440 ms)
Trả lời:
1. Ở đây sóng P hình dạng bình thường trước mỗi QRS. Đây lÀ tình huống lâm sàng nhịp xoang nhanh (Nhịp xoang có tần số hơn 100bpm).
2. Nhịp nhanh xoang thường là đáp ứng sinh lý bình thường với sinh lý hoặc stress.
Có nhiều nguyên nhân như đau, thiếu máu, sốt, mất nước, suy tim, tụt huyết áp, tắc mạch phổi, thuốc, gắng sức hoặc lo âu. Nhịp nhanh xoang có thể do ngộ độc giáp hoặc thuốc (VD chủ vận beta). Hiếm khi do bất thường nguyên phát lieenn quan nút xoang (Nhịp nhanh xoang không phù hợp).
3. Trước tiên, điều quan trọng là phải xác định rằng nhịp này thật sự là nhịp nhanh xoang, vì nhịp nhanh nhĩ hoặc rung nhĩ có thể giống với nhanh xoang nếu không nhìn cẩn thận.
Thứ hai, cần đánh giá cẩn thận bệnh nhân để xác định nguyên nhân gây nhịp xoang nhanh và có phù hợp với huyết động hay không (Bù trừ cho tình huống lâm sàng hạ huyết áp do mất nước hoặc mất máu) hoặc 'không thích hợp' (như lo âu).
Thứ ba, thuốc chẹn beta có hiệu quả làm chậm nhịp xoang trong tình huống lâm sàng không thích hợp, nếu sử dụng thuốc chẹn beta để làm chậm nhịp tim xoang thích hợp có thể dẫn tới sự mất bù.
Bình luận:
• Chủ yếu đánh giá lâm sàng. Làm thêm chức năng tuyến giáp. Nồng độ Catecholamine có thể bất thường (u tủy thượng thận)- kiểm tra nếu tiền sử có THA.
• ‘Hồi hộp’ có thể làm:
+ ECG 12 đạo trình – thích hợp nhất nếu bệnh nhân vẫn hồi hộp trong khi làm ECG.
+ 24-h (Lâu hơn) theo dõi ECG – nếu đánh trống ngựckhông thường xuyên, khibệnhnhân không có biểu hiệngìkhilàmECG
+ Cardiomemo –thiết bị cầm tay nhỏ ghi lại nhịp tim và nhịp của bạn. Bạn nên mang theo vài tuần cho đến khi đánh trống ngực xảy ra
+ Implantable loop recorder (Reveal device) – máy ghi điện tâm đồ cấy dưới da. Dùng khi đánh trống ngực không thường xuyên nhưng nghi loạn nhịp nặng.
• Các triệu chứng đôi khi cung cấp nguyên nhân rối loạn:
+ Nhịp “nhảy” hoặc “mất nhịp” – lạc vị (Nhĩ hoặc thất)
+ Nhịp nhanh liên tục đột ngột – rung nhĩ kich phát.
+ Hồi hộp dai dẳng đột nhiên xuất hiện và kêt thúc – AVRT hoặc AVNRT
Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y