ECG Nhịp chậm xoang – Y Gia Quán

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Bệnh nhân nam, 28 tuổi.

Biểu hiện
Giáo viên thể dục không triệu chứng.
ECG kiểm tra định kì.

Tiền sử
+ Bệnh nhân không triệu chứng.
+ Cắt ruột thừa năm 17 tuổi.

Khám
Mạch: 50 lần/phút, nhịp đều.
Huyết áp: 128/80 mmHg.
JVP: Không nổi.
Tiếng tim: bình thường.
Nghe phổi: bình thường.
Không phù ngoại vi.

Xét nghiệm
CTM: Hb 14.8, B.Cầu 6.2, PLT 229.
U&E: Na 140, K 4.4, Urea 3.7, Creatinine 78.
Chức năng tuyến giáp: Bình thường.
XQ ngực: Bóng tim kích thước bình thường, phổi bình thường.

Câu hỏi:
1. ECG có hình ảnh gì?
2. Bạn tính nhịp tim như nào?
3. Nhịp tim bình thường không?
4. Cần thăm dò gì thêm?

 

ĐÁP ÁN

Phân tích ECG:
Tần số: 50 bpm
Nhịp: Nhịp chậm xoang
Trục QRS: Bình thường (+42°)
Các sóng P: Bình thường
Khoảng PR: Bình thường (160 ms)
Khoảng QRS: Bình thường (76 ms)
Các sóng T: Bình thường
Khoảng QTc: Bình thường (407 ms)

Đánh giá:
Có sự thay đổi nhẹ nhịp tim trên ECG – khoảng cách các QRS (khoảng RR) có khác nhau chút. Điều này không phải bất thường, thay đổi nhẹ do nhịp tim và hô hấp.

Trả lời:
1. ECG chậm xoang nhưng bình thường.

2. Có 2 cách để tính tần số tim:
● Tốc độ chuẩn của giấy là 25 mm/s, sẽ có 300 ô vuông lớn mỗi phút trên bản ghi do đó bạn có thể đếm số ô vuông lớn giữa 2 phức bộ QRS liên tiếp – như ở đây, có 6 ô– lấy 300/6 ra tần số tim là 50 bpm. Phương pháp này áp dụng cho nhịp đều.
● Ngoài ra, bạn có thê đếm tổng số QRS trong 30 ô vuông lớn. 1 dải nhịp 30 ô vuông lớn tương đương với 6s (tốc độ giấy đọc 25 mm/s). bạn có thể đếm số QRS trong 30 ô vuông lớn sau đó nhân với 10 ra số QRS trong mỗi phút. Phương pháp này áp dụng với nhịp không đều như trong rung nhĩ.

3. Nói chung, nhịp chậm được định nghĩa khi tần số tim dưới 60 bpm. Tuy nhiên, luôn phải đánh giá với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Đây là bệnh nhân trẻ, giáo viên thể dục, nhịp tim khi nghỉ chậm tương đối không phải bất thường. Trường hợp lâm sàng này mạch chậm không đang lo ngại.

4. Bệnh nhân không cần thăm dò thêm – ECG này bình thường.

Bình luận:
• Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của việc giải thích ECG là phải đặt trong bối cảnh lâm sàng của bệnh nhân. Mặc dù 'Phạm vi bình thường' đối với nhịp tim ở nhịp xoang là 60-100 lần/phút, tần số giữa 50-60 bpm hiếm khi có ý nghĩa hoặc hậu quả lâm sàng. Nếu một bệnh nhân chơi thể thao, nhịp chậm khi nghỉ ngơi thì không nên chẩn đoán đây là bệnh lý.
• Bất cứ khi nào bạn phân tích ECG, bạn nên bắt đầu câu hỏi “bệnh nhân bị như nào?” điều này sẽ cung cấp cho bạn đánh giá chính xác. Tương tự, khi ghi ECG, bạn nên chú ý lâm sàng kèm theo ghi thông tin bệnh nhân vào đầu bản ghi như lâm sàng, ngày/giờ thực hiện. Ví dụ bạn ghi “bệnh nhân đánh trống ngực” hoặc bệnh nhân đau ngực 6/10 hoặc ECG bệnh nhân không triệu chứng điều này giúp cho bạn- và người khác sau bạn có thể phân tích ECG dễ dàng hơn.
• Nhịp chậm xoang nhẹ như này có thể do thuốc.
(Đặc biệt do thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi, nhưa verapamil). Đừng quên thuốc chẹn beta nhỏ mắt, nó có tác dụng toàn thân.
• Sóng T âm ở aVR và V1 là bình thường.

 

Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo