Tính vị:
– Tính: Hơi Hàn (hoặc Bình)
– Vị: Khổ
Quy kinh:
Can, Đởm.
Công năng:
1- Tán nhiệt giải biểu.
2- Thăng dương cử hãm
3- Sơ Can giải uất
4- Triệt ngược thoái nhiệt
5- Tả Can minh mục.
Phân tích:
Vị sài hồ cay thì tán, đắng thì sơ tiết, là loại phương hương thăng tán, sở trường là hay tán tà ở bán biểu bán lý, song lại có công sơ can thăng dương. Cứ tà phạm vào kinh thiếu dương can uất không được thư thái và khí trung tiêu hãm ở dưới thì vị thuốc này là quan trọng.
Liều dùng:
Trung bình 1-9g. Khi muốn đẩy lui nhiệt và chữa chứng ngược có thể dùng 10-15g, trường hợp nặng có thể dùng tới 30g.
Bào chế:
Mùa thu đào rễ, rửa sạch, phơi hay sấy khô. (Lý Thời Trân) -> trị ngoại cảm.
– Việt Nam: thái nhỏ, làm khô, tẩm rượu 2 giờ rồi sao nhẹ lửa cho vàng.
– Thố sài hồ: thái lát, trộn giấm,ủ đến khi thấm giấm vào lõi, sao nhỏ lửa, đảo đều đến khô. 12lít dấm/100g sài hồ. -> sơ can giải uất.
Bảo quản:
Nơi khô, tránh ẩm mốc
Kiêng kỵ:
– Khí hư ẩu thổ.
– Âm hư hoả thịnh.
– Huyết hư can thăng.
So sánh:
+ Sài hồ: trước giáng mà sau thăng, tuyên khí tán kết mà khai uất điều kinh
+ Tiền hồ: trước thăng mà sau giáng, hạ khí giáng hỏa mà hóa đờm chỉ khái
Các loại sài hồ:
+ Nam sài hồ: dược lực nhu hòa thích hợp dùng trong sơ can giải uất
+ Ngân sài hồ: tính khá mát thích hợp dùng đẩy lui hư nhiệt chữa Cốt chưng
+ Bắc sài hồ: chủ yếu dùng hòa giải thiếu dương lui nhiệt thăng dương sơ Can chữa chứng ngược
Phối dược:
+ Sài hồ phối hợp Hoàng cầm có thể thanh tán khí phận kết nhiệt ở Can Đởm
+ Sài hồ phối hợp với Hoàng liên có thể thanh tán huyết phận uất nhiệt của kinh Tâm
+ Sài hồ phối hợp với Bạch thược, Đương quy có thể hòa huyết điều kinh của đau bụng.
Phương thang ứng dụng:
– Tiểu Sài hồ thang
– Lý uất thăng hãm thang
– Tiêu dao tán
– Sài hồ Quế chi thang
– Sài hồ sơ can tán
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y