Vị Thuốc Can Khương – Y Gia Quán

Tính vị:
– Tính: Ôn
– Vị: Tân

Quy kinh:
Tâm, Phế, Tỳ, Vị.

Công năng:
1- Ôn Tỳ chỉ tả
2- Trợ dương hồi quyết
3- Khứ Hàn chỉ thống
4- Ôn Phế chỉ khái
5- Ôn Vị chỉ ẩu
6- Ôn kinh chỉ huyết

Phân tích:
Can khương cay nóng, trấn giữ ở trung tiêu và hạ tiêu, sở trường làm ấm tỳ phế mà tán hàn hóa ẩm, kèm theo có công hồi dương. Cho nên là vị thuốc chủ yếu chữ trung tiêu hư hàn, phế hàn đàm ẩm. Song sức hồi dương của can khương chậm nên phần nhiều sử dụng như thuốc hỗ trợ, tá dược.

Liều dùng:

Bào chế:
Trung y:
– Lấy củ gừng sống igà, ngâm vào nước 3 ngày, cạo bỏ vỏ, để vào dòng nước chảy 6 ngày, lại cạo vỏ rồi phơi khô (Đào Hoằng Cảnh)
– Khi cho vào thuốc thì nên sao sém dùng (Lý Thời Trân)
Việt Nam:
– Lấy gừng sống giã, rửa sạch, phơi cho ráo, đem đồ rồi phơi khô
– Bào chế khi dùng, rửa sạch, ủ mềm, đồ qua rồi bào hay thái mỏng (không cần bỏ vỏ), phơi khô.

Bảo quản:

Kiêng kỵ:
– Âm hư nội nhiệt.

Phương thang ứng dụng:
– Lý trung thang
– Thông mạch tứ nghịch thang
– Đại kiến trung thang
– Tiểu thanh long thang
– Can khương nhân sâm bán hạ hoàn
– Can khương Cam thảo thang

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo